NHO GIÁO - Trang 155

thánh nhân đã phải dụng tâm đến như thế và cho là khó hiểu như thế, tất là
có bao nhiêu tư tưởng kỳ diệu, ta nên biết và đừng lấy làm khinh thường.
Kinh Thư. Kinh Thư là bộ sách chép những điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh
của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau, từ đời vua Nghiêu, vua Thuấn cho
đến đời Đông Chu. Sách ấy là một bộ sử rất có giá trị, khiến cho hậu thế có
thể biết được tư tưởng của cổ nhân về đạo lý, chế độ và phép tắc từ đời nọ
qua đời kia, hiểu được sự tiến hóa của dân tộc Tàu cứ từ từ mỗi đời một
khác.
Nhưng vì Kinh Thư bị nhà Tần đốt mất, đến đời nhà Hán mới có quan bác sĩ
đời nhà Tần là Phục sinh (có người nói là con gái ông ấy) nhớ thuộc lòng
đọc được hai mươi chín thiên. Sau ở nước Lỗ lại tìm được ở trong vách nhà
Khổng Tử một tập hai mươi nhăm thiên, viết bằng chữ cổ. Những thiên của
Phục sinh đọc ra, gọi là kim văn, những thiên tìm được gọi là cổ văn. Về
sau quan bác sì là Khổng An Quốc, đời Đông Hán, xếp cả kim văn lẫn cổ
văn làm thành ra Kinh Thư truyền đến ngày nay.
Kinh Thư chia ra làm: Ngu Thư, Hạ Thư, Thương Thư, Chu Thư, cả thảy từ
thiên Nghiêu điển đến thiên Tần hệ là 59 thiên.
Xem Kinh Thư thì biết cái tính chất phác và lối văn chương của người đời
cổ. Những sự hành vi và những tư tưởng chép trong sách ấy đều lấy hai chữ
chấp trung làm cốt.
Kinh Thi. Kinh Thi là bộ sách chép những bài ca, bài dao, từ đời thượng cổ
đến đời vua Bình vương nhà Chu. Ca là bài hát có điệu có vần, dùng vào
lúc tế tự, hay vào khi có việc hỉ, việc hiếu. Dao là lời hát truyền khẩu của
dân gian ở thôn dã. Xem Kinh Thi thì biết những tính tình, phong tục và
chính trị các đời và các nước chư hầu ở nước Tàu. Như là Mân phong thì
nói cái tục cần kiệm của người nước Mân, Vệ phong thì nói cái tục dâm mỹ
của người nước Vệ, Tần phong thì nói cái sự hối quá của người nước Tần,
v.v. Hoặc như Đại nhã, Tiểu nhã thì nói việc chính trị thịnh suy đời nhà
Chu.
Học Kinh Thi có thể di dưỡng tính tình và mở rộng tri thức của người ta,
cho nên Khổng Tử nói: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quán, khả dĩ quần, khả dĩ
oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu, thú, thảo, mộc chi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.