NHO GIÁO - Trang 161

tự mình tu tỉnh lại và làm những điều nhân nghĩa. Đó là cái vi ý trong sách
Xuân Thu. Khổng Tử còn sợ người ta không hiểu rõ cái ý ấy, cho nên Ngài
nói: “Trí ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ! Tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ!

我者,其惟春秋乎!罪我者,其惟春秋 乎!: Người biết ta là cũng chỉ ở
Kinh Xuân Thu, người trách tội ta là cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu (Mạnh Tử:
Đằng Văn công, hạ)
. Biết Ngài là biết cái bụng của Ngài sợ những tà
thuyết, những bạo hành càng ngày càng nhiều ra, cho nên ngài bày tỏ cái
phương pháp chính trị để đổi loạn ra trị và để trừng trị kẻ tàn bạo, gian ác.
Trách tội Ngài là vì không hiểu cái ý của Ngài mà cho là Ngài tiếm làm
việc của thiên tử, hoặc là ngờ Ngài dùng những điều tai dị để làm mê hoặc
người đời. Học giả nên chú ý mà hiểu cái thâm ý và cái khổ tâm của Ngài
trong sách Xuân Thu. Về sau Hán Nho thường không hiểu rõ cái phần uyên
thâm ấy, chú trọng ở cái thuyết âm dương, ngũ hành, gây thành mối mê tín,
thật là sai cái nghĩa trong sách Xuân Thu vậy.
Người thường không biết, lấy con mắt xem sử mà xem, thì không hiểu bộ
sách ấy ích lợi về điều gì. Song người nào biết, lấy cái tinh thần mà lĩnh hội
cái thâm ý trong sách ấy, thì thấy có nhiều ý nghĩa rất sâu xa. Bởi thế cho
nên các nhà danh nho xưa nay vẫn kình chống bộ sách ấy. Về sau chính thể
quân chủ của các nước ở Á Đông này đều có hấp thụ ít nhiều tinh thần ở
trong bộ sách ấy. Những nhà làm sử cũng hay theo lối biên niên trong kinh
Xuân Thu mà chép sử, nghĩa là cứ theo từng năm mà chép các việc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.