NHO GIÁO - Trang 164

Nguyên Hiến

原憲, tên tự là Tư 思, thanh tĩnh thủ tiết, nhà nghèo mà vẫn

vui về đạo. Khi Khổng Tử mất rồi, ông đi ẩn ở nước Vệ.
Trong những người ấy có người tài cao đức hậu nhưng vẫn không ai được
hoàn toàn như Khổng Tử. Xem câu chuyện sau này thì biết rõ đức độ của
Ngài hơn người là thế nào.
Một hôm Tử Hạ hỏi Khổng Tử: “Nhan Hồi là người thế nào?” Khổng Tử
nói: “Cái tin của Hồi hơn ta”. “Tử Cống là người thế nào?” “Cái nhanh của
Tứ hơn ta”. “Tử lộ là người thế nào?” “Cái dũng của Do hơn ta”. “Tử
Trương là người thế nào?” “Cái nét trang nghiêm của Sư hơn ta”. Tử Hạ
đứng dậy mà hỏi rằng: Thế thì sao bốn gã ấy lại phải đến học thầy?” Khổng
Tử nói: “Ở đây ta bảo: Ôi! Hồi biết tin mà không biết nghĩ lại. Tứ biết
nhanh mà không biết có lúc đáng chậm. Do có dũng mà không biết có lúc
nên nhát. Sư có nét trang nghiêm mà không biết ung dung để hòa đồng với
mọi người. Gồm tất cả những cái nết hay của bốn gã ấy có, mà đổi lấy cái
của ta không bằng bốn gã, ta không thuận. Vì thế bốn gã phải thờ ta làm
thầy, mà không có hai lòng vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Lục bản, XV).
Khổng Tử bao giờ cũng có thái độ “vô khả vô bất khả” rất hòa nhã và vẫn
tôn nghiêm, rất khoan hoằng mà vẫn cương nghị. Ngài làm việc gì cũng ung
dung và trúng tiết, nghị luận điều gì cũng công chính và đắc kỳ trung, cho
nên không ai theo kịp. Đức độ của Ngài như thế, nên chi ai đã biết Ngài là
cũng phải kính phục.
Đạo của Ngài thì có phần giản dị bình thường, mà vẫn có phần rất quảng
đại cao viễn, không mấy người lĩnh hội hết được. Dẫu môn đệ Ngài có ai
muốn nối cái đạo của Ngài, cũng chỉ hiểu được một phần mà thôi.
Bởi thế cho nên sau khi Ngài mất rồi, đạo của Ngài chia ra làm mấy phái,
mỗi phái theo một ý nghĩa khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.