NHO GIÁO - Trang 19

Vào cuối thế kỷ thứ IV và đầu thế kỷ thứ V trước Tây lịch kỷ nguyên, trong
khi ở nước Tàu có Khổng Tử phát huy ra cái học thuyết của Nho giáo thì ở
bên Âu Tây có những nhà hiền triết người xứ Hy Lạp như bọn ông
Héraclite thuộc phái Ioniens cũng đề xướng lên cái học thuyết lấy sự biến
hóa trong vũ trụ làm chủ nghĩa, cho vạn vật chỉ có động, chứ không có tĩnh,
và cho ngoài sự biến hóa của vạn vật ra thì không có gì là thực cả.
Thuở ấy lại cá những người như bọn Parménide và Zénon D'Elée thuộc
phái Eléates xướng lên cái học thuyết phản đối với học thuyết của phái
Ioniens, cho vạn vật đều là ảo ảnh cả, chỉ có cái lý độc nhất là thực có mà
thôi. Hai phái ấy công kích nhau rất kịch liệt.
Cùng đồng thời với hai phái ấy, lại có Pythagore, tị tổ phái Pythagoricien,
lấy số học mà lập ra cái học thuyết theo chủ nghĩa thiên địa vạn vật nhất thể
(panthéisme) cho vạn số cùng đồng một thể với cái lý độc nhất.
Sau những học phái ấy, vào cuối thế kỷ thứ V trước Tây lịch kỷ nguyên, có
Socrate khởi xướng ra đạo nhân sinh triết học, lấy nhân sự làm trọng, còn
việc ngoài nhân sự là việc của Trời, người ta chỉ nên chú ý về sự tìm lẽ chí
thiện trong đạo luân lý để làm chuẩn đích cho sự hành vi ở đời. Ông lấy sự
mình tự biết cái bản tính của mình (connais toi toi-même) làm cơ bản sự
học luân lý.
Vậy đem những tông chỉ của các học phái ấy ở Tây phương mà so với tông
chỉ của Nho giáo, xem ra Nho giáo có tổng hợp được cả những lý tưởng
vừa nói trên kia. So với phái Ioniens thì Nho giáo theo sự kinh nghiệm mà
nhận cái lẽ biến hóa của vạn vật làm chân lý, nhưng trên cái chân lý ấy lại
nhận có cái chân lý tuyệt đối là lý Thái Cực làm chủ tể cả vũ trụ. So với
phái Eléates thì Nho giáo tuy nhận có lý Thái Cực, nhưng cho lý ấy siêu
việt quá, nhân trí không thể biết rõ được cái tĩnh thể của lý ấy ra thế nào,
vậy nên chỉ xét cái động thể của lý ấy cho vạn vật do sự biến hóa của thiên
lý mà sinh ra, và vạn vật tuy không phải là cái thực có tuyệt đối thường
định, nhưng cũng là cái thực có tỉ lệ vô thường.
Nho giáo dùng Dịch học, lấy cái vạch đứt và cái vạch liền mà biểu thị sự
biến hóa của thiên lý, và lấy số cơ, ngẫu mà tính ra vận mệnh xoay vần của
thế gian, tức là tương hợp với số học của phái Pythagoriciens. Nhưng có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.