NHO GIÁO - Trang 20

một điều hơi khác là Nho giáo cho vạn vật do Trời sinh ra, song vật nào
cùng có tính cách tự do để hành động, mà theo cho hợp thiên lý, mà sau khi
chết rồi, hình như cái tinh thần vẫn còn giữ cái tính cách đặc biệt mà lưu
hành, mà biến hóa, chứ không hỗn hợp hẳn vào đại toàn thể, như cái lý
tưởng của học phái “thiên địa vạn vật nhất thể” ở bên Tây.
Nguyên cái học của Nho giáo vẫn có hai phần: Phần hình nhi thượng học và
phần hình nhi hạ học. Phần hình nhi thượng học thường là phần tâm truyền

1

nói về những lẽ huyền bí của tạo hóa, thì để riêng cho số ít người có tư cách
đặc biệt tự lĩnh hội lấy được cái đạo lý sâu xa. Phần hình nhi hạ học tức là
phần công truyền nói về cái nhân sinh triết học, thì đem dạy chung cả cho
mọi người. Khổng Tử có nói rằng ngài không giấu giếm ai điều gì, nhưng
phải hiểu rằng có điều ngài đem ra giảng dạy hằng ngày, có điều ngài chỉ
nói một vài lần rồi thôi, không nói nữa. Xem như thầy Tử Cống nói: “Phu
Tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã,

夫子之言性與 天

道,不可得而聞也”, thì rõ là cái đạo của ngài có một phần chỉ để riêng
cho những người tâm đắc mà thôi. Môn đệ ngài có người nói trong sách
Luận Ngữ rằng: “Tử hãn ngôn lợi dữ mệnh, dữ nhân

子罕言利,與命與

仁” hoặc là: “Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần 子不語: 怪,力,亂,神, ”
v.v. Là vì những điều ấy thuộc về cái học tâm truyền, cho nên ngài ít nói
đến. Cũng bởi thế những sách nói về thiên đạo như Kinh Dịch và sách nói
về nhân đạo như Kinh Xuân Thu đều là sách dạy cái học tâm truyền cho nên
lời văn rất vắn tắt, ý nghĩa rất khó hiểu, chỉ có những người đã được truyền
thì mới hiểu rõ mà thôi. Cái học tâm truyền ấy đến hết đời Mạnh Tử thì
không ai học được nữa. Vì thế hậu nho xem những sách ấy không hiểu hết
các ý nghĩa, rồi mỗi người bàn ra một cách, thành thử cái học càng ngày
càng sai lạc đi mãi,
Vậy cái học tâm truyền của Nho giáo ngó hầu tương tự như cái học của
Pythagore, mà cái học công truyền của Nho giáo là cái học nhân sinh triết
học, chú trọng về nhân sự, lấy sự chính tâm tu thân làm gốc, thật là tương
hợp với cái học của Socrate, cốt lấy luân lý làm trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.