NHO GIÁO - Trang 22

được cái bản tính của mình thuần túy như của Trời phú cho, thì có thể giúp
được việc hóa dục của Trời. Sự sống, chết chỉ là việc biến hóa tự nhiên của
trời đất. Chết là hư hỏng cái hình hài mà thôi, còn cái tinh thần vẫn không
mất, và vẫn giữ được cái tính cách riêng của mình mà lưu hành, mà tiến
hóa. Những người đã tu đến bậc nhân, bậc thánh, thì sau khi chết rồi lên ở
trên Trời, như trong Kinh Thi nói rằng: “Tam hậu tại thiên

三后在天” hay

là “Văn Vương trắc giáng tại Đế tả hữu

文 王 陟 降, 在 帝 左 右”. Chính là

cái nghĩa cho tinh thần người ta không bao giờ mất vậy.
Nho giáo tuy không nói rõ, song xét kỹ ra thì hình như cho là hễ người ta
mà ai cố gắng tu dưỡng thì cái tinh thần lên đến Trời, mà không thì cứ chìm
đắm ở chỗ vật chất, không thoát ly ra được. Thiết tưởng đó là cái vi chỉ của
Nho giáo nói ở chương XX, XXI và XXII trong sách Trung Dung là sách
nói về cái triết học rất cao của Nho giáo.
Về cái quan niệm trọng thực nghiệm thì Nho giáo vốn có cái tông chỉ chú
trọng về đường thực tế. Có người cho cái học trọng thực nghiệm ấy chính là
cái học của Auguste Comte, người nước Pháp, xướng lập ra trong thế kỷ
thứ XIX vừa rồi, cho sự tìm nguyên nhân của tạo hóa là không sao thấy
được, chi bằng cứ xét sự thực và các công lệ tự nhiên để làm cái học của
người ta. Auguste Comte theo cái lý tưởng ấy mà lập ra một môn triết học
lấy sự thực nghiệm làm chủ nghĩa, lấy sự biến hóa của nhân loại làm tông
chỉ và lấy sự thờ những bậc thượng trí làm tông giáo. Do triết học ấy mà
ông lập thành một đạo luân lý rất cao, chủ ở lòng thí xã và lòng bác ái. Đem
học thuyết ấy mà so với đạo luân lý của Nho giáo thì có nhiều điều giống
nhau thật, song tinh thần thì có khác, là vì Nho giáo tuy trọng sự thực
nghiệm, nhưng vẫn lấy thiên lý làm cơ bản, vẫn nhận có Trời làm chủ tể, và
vẫn lấy sự giữ bản tính cho đến bậc chí thành làm cốt yếu. Vậy về đường
tinh thần, Nho giáo vẫn có phần cao hơn và có thể khiến người ta cố gắng
được hơn cái thực nghiệm của Auguste Comte.
Nho giáo sở dĩ biết rõ đạo Trời cùng cái lẽ chí thiện trong đạo luân lý, mà
biết một cách rất rõ ràng chắc chắn, là vì chú trọng ở cái khiếu biết tự nhiên
của Trời phú cho. Cái khiếu biết ấy gọi là lương tri, theo lối nói ngày nay,
gọi là trực giác, tức là sự biết rất nhanh, rất rõ, suốt đến cái tinh thần cả một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.