NHO GIÁO - Trang 24

thêm vào thì chắc sự học vấn tương lai của người mình ắt có thể tiến ích
vậy.

***

Nho giáo từ đời Xuân Thu trở đi, nhờ có Khổng Tử đem phát huy ra làm
thành một học thuyết có tông chỉ rõ ràng, có thống hệ phân minh, cho nên
về sau nói Khổng giáo tức là nói Nho giáo.
Khổng Tử ngắm cảnh tượng của tạo hóa mà xét việc cổ kim, đạt được lẽ
biến hóa của trời đất. Ngài muốn người ta theo cái đạo ấy mà hành động,
khiến cho nhân sự và thiên lý cùng thích hợp với nhau theo đạo thái hòa
trong vũ trụ. Ngài tin rằng người ta sinh ra đã bẩm thụ cái lý khí của trời
đất, tất là cùng với trời đất có thể tương cảm, tương ứng với nhau được. Sự
tương cảm, tương ứng ấy lúc nào cũng có, nhưng khi ta để lòng tư dục
mạnh lên, rồi chỉ dùng lý trí mà tính toán những điều hơn thiệt riêng của
mình thì cái tinh thần rối loạn đi, cái trực giác thành ra ám muội, dẫu có
cảm có ứng, ta cũng không biết được. Nhưng nếu ta biết nén tư dục xuống,
giữ cho lúc nào cũng có thái độ điều hòa, cái bình hành hoàn toàn, thì cái
trực giác thành ra mẫn nhuệ, trông cái gì thấy ngay được đến phần rất sâu
xa, u uẩn.
Giữ được thái độ điều hòa và cái bình hành hoàn toàn, tức là giữ được cái
trung. Cứ ở trong cái trung ấy mà hoạt động mà lưu hành theo thiên lý, rồi
cứ đôn đốc tình cảm cho thật hậu, thì tất là đến bậc nhân. Người nào tu
dưỡng đến bậc nhân, thì tinh thần rất hoạt động, xem xét điều gì cũng biết
rõ thực hư, và sự hành vi bao giờ cũng hợp với đạo thái hòa của trời đất. Đã
nhân mà lại thành là bậc thánh. Thành là chân thực, đúng như cái lý tự
nhiên của trời đất Người chí thành tức là người đã khiến mình trở nên thuần
túy như nguyên tính của Trời phú cho, thì tự khắc biết được hết cái tính của
muôn vật, và có thể giúp sự hóa dục của trời đất mà sánh ngang với trời đất
Bởì thế cho nên mới gọi là thánh. Tông chỉ đạo Khổng rút lại chỉ có thế mà
thôi. Còn những điều hiếu nghĩa, lễ trí, trung tín đều bởi đó mà ra cả.
Cứ như ý kiến của Khổng Tử, thì vạn vật ở trong vũ trụ cứ biến hóa theo lẽ
điều hòa và lẽ tương đối mà lưu hành mãi mãi, không lúc nào nghỉ. Thiên
đạo đã không nhất định, thì ở đời có việc gì là việc nhất định được. Vậy ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.