NHO GIÁO - Trang 21

Dẫu ngày nay ta không thể biết được cho thật tường tận các cái lý tưởng về
phần tâm truyền của Nho giáo đời trước, nhưng theo những điều ta còn sở
cứ được ở trong các Kinh, Truyện thì ta cũng có thể biết là Nho giáo có một
phần uyên bác lắm, và lại có thống hệ rất rõ rằng: Lấy lý Thái Cực làm căn
bản độc nhất, rồi xét cái động thể của lý ấy, biết rõ sự biến hóa của vạn vật,
suốt đến cái lẽ vạn vật đều bẩm thụ một phần thiên lý, và tìm thấy cái mối
chí thiện trong thiên lý để làm mục đích cho đạo luân lý của loài người.
Tóm lại mà nói thì học thuyết của Nho giáo có ba điều cốt yếu. Về đường
tín ngưỡng, thì có cái quan niệm thiên nhân tương dữ; về đường thực tế, thì
lấy sự thực nghiệm làm trọng; về đường trí thức, thì lấy sự trực giác làm cái
khiếu biết đối với các sự vật.
Về cái quan niệm thiên nhân tương dữ của Nho giáo, thì ai xét không kỹ
tưởng là cũng giống như cái học thuyết thiên địa vạn vật nhất thể
(panthéisme) của những nhà triết học bên Âu châu về thế kỷ thứ XVII và
XVIII vừa rồi, như Spinoza người nước Hòa lan, Fichte và Hegel người
nước Đức. Cái học thuyết ấy cho Trời với vạn vật cùng đồng một thể, và cái
bản thể của Trời hiển hiện ra trong sự biến hóa của vạn vật. Cái học ấy có lý
thuyết rất cao, nhưng chưa đúng hẳn cái lý thuyết của Nho giáo đời trước.
Nho giáo dẫu theo cái lý thuyết thiên địa vạn vật nhất thể, nhưng chỉ nói
vạn vật chịu một phần thiên lý của Trời phú cho mà thôi, chứ Trời vẫn là
một thể độc lập, Tuy có nói thiên lý lưu hành khắp cả vũ trụ, là một cách
nói cái ý cho Trời ở đâu cũng có, mà lúc nào cũng có sự biến hóa và sự
hành động, nhưng không bao giờ nói Trời ở trong vạn vật, mà cũng không
bao giờ nói vạn vật chung quy lại hợp thành một thể với Trời. Trời với vạn
vật tuy đồng lý, đồng khí, nhưng vẫn riêng, tựa như con một cha mẹ sinh ra,
đồng khí đồng huyết, thế mà vẫn khác nhau. Nho giáo chỉ nói rằng: Trời
sinh ra người có phú tính cho, tức là phú cho một phần thiên lý. Phần thiên
lý ấy là cái tâm, là cái tinh thần của người ta. Nhờ cái tinh thần ấy người ta
mới biết cái cỗi gốc của người là do ở Trời, và người với Trời có thể tương
cảm tương ứng với nhau. Nhưng người ta bao giờ cũng có tư cách đặc biệt
để tự cường tự kiện mà hiểu biết, mà hành động cho đến chí thành, chí
thiện. Những người tu dưỡng đến bậc chí thành, tức là những người giữ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.