NHO GIÁO - Trang 196

Ấy là nói tóm các quan niệm của Mạnh Tử về đường giáo dục. Xét ra có
lắm điều rất hệ trọng, kẻ học giả nên chú ý mà ngẫm nghĩ cho kỹ, tưởng
cũng có phần bổ ích cho sự học vậy.
Quân tử. Mạnh Tử cũng theo như Khổng Tử lấy người quân tử mà đại biểu
bậc người hoàn toàn trong nhân loại. Có khi ông dùng chữ đại trượng phu
hay chữ đại nhân để thay chữ quân tử. Người quân tử của Khổng Tử và
người quân tử của Mạnh Tử đều là người cao minh hoằng đại, song mỗi
người có khí tượng đặc biệt là: Người quân tử của Khổng Tử thì hồn nhiên,
lúc nào cũng ôn hoà, thuần hậu, mà người quân tử của Mạnh Tử thì khuê
giốc, nghĩa là cứng cỏi, có góc, có cạnh.
Mạnh Tử cho là người quân tử bao giờ cũng phải lấy nhân, nghĩa, lễ, trí,
làm tông chỉ. Ông nói: “Đất rộng, dân nhiều, đó là sự muốn của người quân
tử, nhưng chưa phải là cái vui của người quân tử. Đứng đầu trong thiên hạ,
định được sự hòa bình cho dân bốn bể, đó là cái vui của người quân tử,
nhưng chưa phải là cái mà người quân tử cho là bản tính của mình. Cái mà
người quân tử cho là bản tính của mình, thì tuy làm việc to lớn cũng không
thêm lên được, mà tuy phải khổ sở cũng không bớt đi được, là vì cái đó
Trời đã định phận rồi. Cái mà người quân tử cho là bản tính của mình là:
Nhân, nghĩa, lễ, trí, căn bản ở trong tâm người ta. Những cái ấy sinh sản ra,
thì trông thấy rõ ở mặt, thấy sáng ở lưng, thấy hiện ra ở chân tay. Chân tay
không nói mà tự khắc hiểu, nghĩa là tự nhiên hiển hiện ra ở sự cử chỉ hành
động” (Tận tâm, thượng). Người quân tử lúc nào cũng cứ ngay thẳng mà
làm điều lành điều phải, chứ không phải vì tư tâm tư lợi mà hại đạo lý. “
thiên hạ chi quảng cư, lập thiên hạ chi chính vị, hành thiên hạ chi đại đạo.
Đắc chí, dữ dân do chí; bất đắc chí, độc hành kỳ đạo; phú quý bất năng
dâm, bần tiện bất năng di, uy võ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu
居天下之廣居,立天下之正位,行天下之大道;得志與民由 之,不得
志,獨行其道;富貴不能淫,貧賤不能移,威武不能屈。此之謂大丈
夫: Ở cái chỗ ở rộng trong thiên hạ, đứng giữa cái ngôi chính trong thiên
hạ, đi con đường lớn trong thiên hạ. Đắc chí thì cùng với dân mà theo đạo,
không đắc chí thì một mình mình theo đạo; giàu sang không thể làm cho
đãng được cái lòng của mình, nghèo hèn không thể làm cho đổi được cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.