NHO GIÁO - Trang 200

riêng của mình, thành thử trên hòa dưới thuận, thiên hạ được hưởng cái
hạnh phúc cả. Cái lợi chung ấy mới thật là lợi.
Mạnh Tử tuy thừa nhận chính thể quân chủ, nhưng ông cho thiên hạ là của
chung của thiên hạ, chứ người làm vua không có quyền được lấy thiên hạ
làm của riêng của mình. Cái quyền trị dân là do Trời trao cho, tức là do lòng
dân ưng thuận cho ai, thì người ấy mới được. Ông nói rõ cái ý ấy ở thiên
Vạn chương, thượng, môn đệ ông là Vạn chương hỏi: “Vua Nghiêu lấy
thiên hạ cho vua Thuấn, việc ấy có không?” Mạnh Tử nói: “Không. Thiên
tử không thể lấy thiên hạ cho người khác được”. “Vậy thì vua Thuấn có
thiên hạ là ai cho?” Rằng: “Trời cho”. “Trời cho, thì chăm chăm bảo rõ ra
hay sao?” Rằng: “Không. Trời không nói, chỉ lấy sự hành vi với sự nghiệp
mà tỏ ra mà thôi”. Mạnh Tử lại lấy chuyện vua Nghiêu dâng vua Thuấn và
vua Thuấn dâng vua Vũ cho Trời và dân thuận theo vua Thuấn và vua Vũ,
đến vua Vũ dâng cho ông Ích cho Trời mà dân không theo ông Ích, để làm
bằng chứng ý dân là ý Trời.
Dân với Trời đã tương quan với nhau như thế, thì trong thiên hạ dân là quý
hơn. Vậy nên Mạnh Tử nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh

民為

貴,社稷次之,君為輕: Dân vi quý, xã tắc là thứ, vua làm khinh” (Cáo
tử, hạ)
. Có dân mới có nước, có nước mới có vua. Cái chức vụ người làm
vua là phải “bảo dân

保民”, nghĩa là phải giữ gìn cái hạnh phúc của dân.

Nếu người làm vua mà không hiểu rõ cái nghĩa vụ ấy là làm việc trái lòng
dân, tức là trái mệnh Trời. Người giữ quyền trị dân mà chỉ dùng mãnh lực
để áp chế dân, là không có nghĩa lý gì chính đáng cả.
Bởi cái tư tưởng ấy, cho nên trong cái chính trị triết lý của Mạnh Tử có cái
tinh thần duy dân. Phàm cái chính trị đã có cái tinh thần duy dân, thì việc trị
dân trị nước chỉ có phép công là trọng hơn cả, dẫu ai có quyền thế to thế
nào cũng không ra ngoài phép công được. Phép công đã định, thì vua quan
cho chí người thường dân không ai được vượt qua mà làm điều trái phép.
Vì lẽ ấy cho nên Đào Ứng là môn đệ Mạnh Tử hỏi: “Vua Thuấn làm thiên
tử, Cao Dao làm quan sĩ, Cổ Tẩu giết người, thì làm thế nào?” Mạnh Tử trả
lời: “Cứ việc bắt Cổ Tẩu mà thôi”. “Vậy thì vua Thuấn không cấm à?”
“Vua Thuấn cấm sao được. Phép truyền thụ đời nọ qua đời kia là phép công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.