NHO GIÁO - Trang 218

tâm học uyên bác của Khổng giáo. Ông không nói đến cái nghĩa rộng chữ
nhân của Khổng Tử, và chỉ hiểu cái nghĩa hẹp chữ nhân là ái nhân mà thôi;
và ông lại không nhận có cái lương tri, lương năng của Mạnh Tử, thành thử
cái khởi điểm đã sai thì cái học thuyết có nhiều chỗ không đúng nữa. Bởi
vậy hậu nho vẫn không nhận cái học của ông là chính truyền. Nhưng vì cái
học ấy có ảnh hưởng rất lớn với Nho học về sau, cho nên ta phải chú ý mà
xét cho tường tận.
Nay ta muốn biết rõ cái học của Tuân Tử sở đồng, sở dị với cái học của
Khổng Tử và Mạnh Tử là thế nào, ta nên xét trong sách Tuân Tử xem cái
học ấy sở chủ ở những điều gì. Trừ ra cái học thượng lễ, chính danh và
trọng vương khinh bá, vốn là ở trong phạm vi của Nho giáo, thì cái học của
Tuân Tử có ba điều rất đặc biệt: 1. Bất dữ thiên tranh chức; 2.Tính ác; 3.
Pháp hậu vương
.
Về đường triết lý thì Tuân Tử cho Trời với người không quan hệ gì với
nhau, cho nên ông chỉ muốn biết việc người mà không muốn biết việc Trời;
về đường giáo dục, thì ông không nhận cái nghĩa “Thiên mệnh chi vị tính,
suất tính chi vị đạo

天命之謂性,率性之謂道” cho nên ông cho tính

người là ác và cần phải dùng lễ nghĩa để hóa dở ra hay. Về đường xã hội và
chính trị, thì ông cho xưa nay vốn là một lý, chứ không có điều gì khác, vậy
theo tiên vương thì xa quá, không biết rõ được cái chế độ, chi bằng cứ theo
hậu vương mà làm.
Đó là ba yếu điểm trong sự học của Tuân Tử, mà chính là ba điều tương
phản với cái tông chỉ của Khổng giáo. Bởi những lẽ ấy, cho nên cái học của
ông tuy không phải là không có phần thâm viễn, nhưng vẫn không được
ung dung hoàng đại như cái học của Khổng, Mạnh.
Nay ta chia học thuyết của Tuân Tử ra những mục như sau này:
I. Quan niệm về Trời và người
II. Tâm lý học
III. Chính danh học
IV. Giáo dục triết lý
V. Chính trị triết lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.