NHO GIÁO - Trang 222

Có người cãi rằng: “Nếu việc Trời và việc người không quan hệ với nhau,
thì sao trời nắng, mà đảo vũ lại mưa, sao bói toán lại có ứng nghiệm?” Tuân
Tử cho những điều ấy không phải là sự cảm ứng của trời, đất, nhưng là việc
của những nhà chính trị bày đặt ra cho có văn vẻ để yên lòng người mà thôi.
Cho nên ông nói: “Đảo vũ mà mưa là sao? Không sao cả, cũng như không
đảo vũ mà mưa vậy. Nhật thực, nguyệt thực thì cứu

33

, trời hạn hán thì đảo

vũ, bói cỏ thi, mai rùa rồi mới quyết việc lớn những việc ấy không phải là
làm thế mà cầu được, nhưng để làm cho có văn sức việc chính trị vậy”.
Cho nên người quân tử thì lấy làm việc văn sức, mà trăm họ thì lấy làm việc
thần thánh. Lấy làm việc văn sức thì lành, lấy làm việc thần thánh thì dữ
vậy” (Thiên luận, XVII). Lành là lấy những việc ấy làm sự văn tiết cho
thuận cái tình của người ta mà không mê tín, cho nên không hại; dữ là nếu
cho những việc ấy là việc thần thánh, thì lòng người sinh ra nhiều mối mê
hoặc, thờ cúng bậy bạ để cầu lợi cầu phúc, làm thành cái vạ lớn cho thiên
hạ. Cái ý tưởng ấy của Tuân Tử thật là rõ ràng và thật chính đáng.
Việc Trời và việc vạn vật khác nhau như thế nào? Tuân Tử nói: “Vạn vật
các đắc kỳ hòa dĩ sinh, các đắc kỳ dưỡng dĩ thành, bất kiến kỳ sự nhi kiến
kỳ công, phù thị chi vị thần

Giai tri kỳ sở dĩ thành, mạc tri kỳ vô hình, phù

thị chi vị thiên

萬物各得其和以生,各得其養以成,不見其事而見其

功,夫是之謂神。皆知其所以成,莫知其無形,夫是之謂天: Muôn vật
đều được cái hòa khí của nó mà sinh ra, đều được cái nuôi của nó mà
trưởng thành, không thấy việc làm mà có thấy có công hiệu, thế gọi là thần.
Người ta ai cũng biết cái đã thành hình, không biết được cái vô hình, ấy thế
gọi là Trời”. Ta đã biết rõ việc Trời và việc vạn vật, thì ta cứ theo chức vụ
của ta mà làm cho hay hơn tốt hơn những cái của Trời sinh ra, chứ không
cần biết việc Trời. Bởi vậy mới nói: “Duy có bậc thánh nhân là không cần
biết việc Trời, cái chức của Trời đã dựng, cái công của Trời đã nên, người
đã có đủ hình hài, mà tinh thần đã sinh ra, thì sự yêu, ghét, mừng, giận,
thương, vui, đều có sẵn trong đó rồi, thế gọi là thiên tình

天情; tai, mũi,

mắt, mồm, hình thể, đều có bản năng liên tiếp với nhau, mà cái nọ không
dùng được cái kia, thế gọi là thiên quan

天官, cái tâm ở giữa, hư không, để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.