NHO GIÁO - Trang 226

術,唯恐聞其美也: Đã thiên tư về cái tích tập của mình, thì chỉ sợ nghe
nói đến cái xấu của sự tích tập ấy; đã nương dựa vào cái thiên tư của mình
để xem cái thuật khác, thì chỉ sợ nghe nói đến cái hay của thuật ấy” (Giải
tế, XXI)
. Đó là cái tâm mới thiên di mà đã như thế, huống nữa là khi cái tâm
lại bị ngoại vật dịch sử được rồi, thì biết là thế nào? “Tâm bất sử yên, tắc
bạch hắc tại tiền, nhi mục bất kiến, lôi cổ tại trắc nhi nhĩ bất văn, huống ư
sử dã hồ

心不使焉,则白黑在前而目不见,雷鼓在侧而耳不闻,况于使者

乎: Tâm không có bị dịch sử mà cái trắng, cái đen ở trước mắt, mắt trông
không thấy, sét và trống đánh bên cạnh, tai nghe không thấy, huống chi đã
bị dịch sử hay sao?” (Giải tế, XXII).
Vạn vật bề bộn tất là tế tắc lẫn nhau, cho nên cái tâm phải lấy điều ấy làm
lo. “Phàm vạn vật dị, tắc mạc bất tương vi tế, thử tâm thuật chi công hoạn

凡萬物異,則莫不相為蔽,此心術之公患也: Muôn vật khác nhau thì

không có vật nào không tế tắc lẫn nhau, ấy là cái lo chung của tâm thuật”
(Giải tế, XXI).
Vì có cái lo ấy cho nên thánh nhân tìm cách làm cho tâm suốt được cái lý
lớn, không để cho bị tế tắc về điều gì. “Thánh nhân biết cái lo của tâm
thuật, thấy cái vạ của sự tế tắc cho nên không muốn, không ghét, không
trước, không sau, không gần, không xa, không rộng, không nông, không
xưa, không nay, gồm cả vạn vật mà treo cái cán cân ở giữa. Bởi thế mọi vật
khác nhau mà không thể tế tắc được nhau và không làm loạn mất thứ bậc”
(Giải tế, XXI).
Cái cán cân ấy là gì? là cái đạo. “Đạo giả, phi thiên chi đạo, phi địa chi
đạo, nhân chi sở dĩ đạo dã, quân tử chi sở đạo dã

道者非天之道,非地之

道,人之所以道也,君子之所道也: Đạo, không phải là đạo của trời,
không phải là đạo của đất, chính là cái đạo của người ta lấy làm đạo, người
quân tử theo mà thi hành vậy” (Nho hiệu, VIII). Tuân Tử cho đạo là cái
khuôn phép ai cũng phải theo mà hành động. Vậy nên nói: “Tâm không thể
không biết đạo. Tâm mà không biết đạo, thì không cho đạo là phải mà cho
cái trái đạo là phải. Ai là người đã muốn được túng tứ, mà lại còn chịu giữ
cái không hợp ý mình, để cấm cái hợp ý mình? Lấy cái tâm không cho đạo
là phải mà đối với người ta, tất là hợp với người không có đạo mà không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.