NHO GIÁO - Trang 229

thất vị ... Phù ố hữu tế hỹ tai

34

未得道而求道,者謂之虛壹而靜.作之,則

將須道者,虛之,虛則入;將事道者,壹之,壹則盡;將思道者,靜
之,靜則察… 虛壹而靜謂之大清明。萬物莫形而不見,莫見而不論,
莫論而失位… 夫惡有蔽矣哉: Người chưa đắc đạo mà cầu đạo thì phải hư
nhất và tĩnh. Phép dùng là: Người sắp cần có đạo thì phải hư tâm, cái tâm
đã hư không thì vào được đạo; người sắp làm đạo thì phải nhất tâm, cái tâm
đã chuyên nhất thì hết được đạo; người sắp nghĩ đến đạo thì phải tĩnh tâm,
cái tâm đã tĩnh thì xét rõ mọi lẽ... Hư, nhất và tĩnh gọi là đại thanh minh.
Vạn vật không có cái gì có hình mà ta không thấy; không có cái gì ta trông
thấy mà ta không biện luận ra, không có cái gì ta biện luận ra mà lại sai
được... Như thế thì sao lại có cái tế tắc nữa vậy thay” (Giải tế, XXI).
Tình và dục. Tuân Tử công kích cái thuyết quả dục và khử dục. Ông cho
rằng tình và dục là tự nhiên ai cũng có, không thể bớt đi hay là bỏ đi mà
không hại được. Thuở ấy, các nhà học giả, người thì nói việc trị cốt ở sự
quả dục, người thì nói việc trị cốt ở sự khử dục. Tuân Tử bác những thuyết
ấy, và nói: “Vậy thì cho cái tình của người ta là không có cái dục: mắt
không muốn thấy cái sắc cực đẹp, tai không muốn nghe cái tiếng cực hay,
miệng không muốn nếm cái vị cực ngon, mũi không muốn ngửi cái hơi cực
thơm, hình thể không muốn được cái dật lạc, tức là đối với năm cái cực ấy,
cũng cho là cái tình của người ta, là không muốn hay sao? Rằng: cái tình và
cái dục của người ta thế nào, thì của mình cũng vậy. Rằng: Nếu thế thì cái
thuyết tất không thi hành được. Cho nên cái tình của người ta là muốn năm
cái cực ấy, mà lại bảo không muốn nhiều, thì cũng ví như bảo cái tình của
người ta là muốn phú quý mà không muốn của cải, muốn sắc đẹp mà ghét
Tây Thi vậy. Người đời xưa không thế, lấy cái tình của người ta làm muốn
nhiều mà không muốn ít, cho nên lấy sự phú hậu mà thưởng, lấy sự giết hại
mà phạt. Đó là bách vương đều đồng thế cả” (Chính luận, XVII).
“Phàm người nói việc trị mà đợi ở sự bỏ cái dục, chính là người không có
cách để đạo dẫn cái dục mà đã khốn khổ ở sự có dục vậy. Phàm người nói
việc trị mà đợi ở sự quả dục, chính là người không có cách để tiết chế cái
dục, mà đã khốn khổ ở sự đa dục vậy. Sự hữu dục và sự vô dục là hai loài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.