NHO GIÁO - Trang 230

khác nhau, như cái sống và cái chết, chứ không phải việc trị và việc loạn.
Cái dục nhiều hay ít là hai loài khác nhau, do cái số tất nhiên của cái tính,
chứ không phải là việc trị, việc loạn vậy. Cái dục không đợi có chắc là được
mới muốn, mà sự cầu của cái dục thì theo cái gì nên muốn mới muốn. Cái
dục mà không đợi cái khả đắc là bởi chịu của Trời vậy. Còn người tìm cái
sở khả là bởi chịu của tâm. Thiên tính tự nhiên là có dục, mà tâm là để tiết
chế cái dục...Người ta muốn sống là rất mực vậy, ghét chết là rất mực vậy,
thế mà có người theo cái sống, thành cái chết, không phải là không muốn
sống mà muốn chết, nhưng là tại không cho cái sống là phải, mà cho cái
chết là phải. Cho nên khi cái dục nhiều quá độ, mà sự động tác không kịp,
là bởi vì cái tâm ngăn lại; cái mà tâm đã cho là phải, mà hợp lý, thì cái dục
tuy nhiều cũng không hại gì cho việc trị. Khi cái dục không kịp, mà sự động
tác nhiều quá độ, là bởi cái tâm sai khiến; mà cái tâm đã cho là phải, mà
hợp lý, thì cái dục tuy ít, có ngăn thế nào được cái loạn? Cho nên việc trị,
việc loạn là quan hệ ở cái tâm cho là sở khả, chứ không quan hệ ở cái sở
dục
của tình. Không tìm ở chỗ quan hệ là cái tâm, mà đi tìm ở chỗ không
quan hệ là cái dục, thì tuy nói là ta được rồi, chính là ta mất rồi vậy. Tính là
cái của Trời thành tựu, tình là cái thể chất của tính, dục là cái ứng dụng của
tình. Vậy lấy cái dục làm cái khả đắc mà cầu nó, là sự tất nhiên của tình,
không thể không được. Lấy cái dục làm phải, mà đạo đạt nó, thì cái khôn
biết tất ở đó mà ra vậy. Cho nên tuy người ta làm đứa canh của, nhưng cái
dục không thể bỏ được, bởi nó là cái cụ thể của tình. Tuy người làm thiên
tử, nhưng cái dục cũng không thể hết được. Cái dục tuy không thể hết được,
nhưng sự tìm cái dục mà dùng có thể làm gần bớt hết được cái dục; cái dục
tuy không thể bỏ được, nhưng sự tìm cái dục mà dùng có thể tiết chế được
cái dục... Kẻ có đạo, tiến thì có thể làm gần bớt hết được cái dục, thoái có
thể tìm được sự tiết chế cái dục, thiên hạ không có gì bằng được. Phàm
người ta là không ai không theo cái mình cho là phải, mà bỏ cái mình cho là
không phải. Như vậy không gì bằng cách biết đạo, thế mà không theo đạo là
không có vậy. Giả sử như một người có cái lòng muốn đi phương nam
nhưng không được nhiều lắm, mà có cái lòng ghét đi phương bắc không
được ít lắm (lòng muốn đi phương nam tuy không được nhiều lắm, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.