NHO GIÁO - Trang 232

phúc. Vậy cái tính và cái dục thì bao giờ cũng có, không thể bỏ đi được,
nhưng chỉ cần có cái đạo để biết cái khả và cái bất khả mà trúng lý, thì bao
nhiêu cái yêu, cái ghét, cái bỏ, cái lấy, đều không sai lầm được.
Tuân Tử bàn về tâm và đạo có nhiều điều rất hay, học giả nên chú ý lắm.
Nhưng vì ông dùng hai chữ hợp lý theo cái nghĩa rất hẹp, thành ra cái học
của ông có chỗ không lợi cho sự học vấn. Ông nói: “Phàm việc làm mà có
ích cho lý thì dựng nên, vô ích cho lý thì bỏ đi, ấy thế gọi là việc hợp đạo
trung; phàm điều biết mà nói có ích cho lý thì nói, không có ích cho lý thì
bỏ, ấy thế gọi là nói hợp với đạo trung. Việc làm mất cái trung gọi là việc
gian, điều nói mất cái trung gọi là nói gian; việc gian, nói gian là đời trị bỏ,
mà đời loạn dùng. Còn như sự thay đổi của cái đầy, cái rỗng, sự phân cách
của cái cứng, cái trắng

35

, thì tai dù suốt cũng không nghe ra được, mắt dù

sáng cũng không trông thấy được, dù kẻ biện sĩ cũng không nói ra được, dù
có cái biết của bậc thánh nhân cũng chưa có thể cắt nghĩa vỡ ra được.
Không biết những điều ấy cũng không hại gì cho người quân tử, mà biết
những điều ấy cũng không kém làm kẻ tiểu nhân. Người làm thợ không biết
những điều ấy cũng không hại cho làm cái khéo, người làm quan không biết
những điều ấy cũng không hại cho làm việc trị; bậc vương công mà thích
những điều ấy, thì làm loạn phép, người dân mà thích những điều ấy, thì
làm loạn việc làm” (Nho hiệu, VII).
Ý kiến ấy của Tuân Tử quá thiên về sự công dụng hẹp hòi, vì ông nói hợp
lý là nói hợp cái lý thường hành, còn cái lý cao siêu thì không nói đến,
thành thử những điều gì siêu việt là bỏ hết, như thế chẳng hóa ra thiệt hại
cho tư tưởng và triết học lắm sao? Về sau Nho giáo đến nỗi kém cỏi là cũng
bởi những ý kiến ấy.
Sự sai lầm. Tuân Tử nói: “Cái tâm của người ta như mâm nước để ngay mà
không động, thì những cái cặn, cái đục lắng xuống dưới đáy, cái trong, cái
sáng nổi lên trên, có thể soi rõ râu mày và cả những cái ngấn mặt. Đến khi
có ngọn gió thổi qua, cái cặn, cái đục động ở dưới, cái trong, cái sáng loạn
ở trên, thì cả cái mặt cũng không thể soi rõ được. Tâm của người ta cũng
thế, lấy cái lý mà đạo dẫn, lấy cái khí khinh thanh mà nuôi, khiến cho ngoại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.