NHO GIÁO - Trang 234

của muôn vật, thì cũng không khác gì người ngu. Học già đời, con đã khôn
lớn, mà vẫn như người ngu và vẫn không biết điều sai lầm, như thế gọi là
vọng nhân

妄人. Cho nên kẻ học giả vốn học cho đến chỗ thôi. “Chỗ thôi là

đâu? Rằng: thôi ở chỗ chí túc (Chỉ chư chí túc

止諸至足). Cái chí túc là cái

gì? Rằng: Bậc thánh và bậc vương vậy. Thánh là bậc biết hết các vật lý,
vương là bậc đặt ra hết các chế độ. Hai cái hết ấy đủ làm phép tắc cùng cực
cho thiên hạ vậy. Cho nên kẻ học giả lấy bậc thánh, bậc vương làm thầy,
theo cái phép của bậc thánh, bậc vương để tìm được cái mối; phân biệt các
loài của bậc thánh, bậc vương để noi theo mà bắt chước. Theo những bậc ấy
mà làm là kẻ sĩ; đồng loại với những bậc ấy, gần được như những bậc ấy là
quân tử; biết rõ cái đạo của những bậc ấy là thánh nhân” (Giải tế, XXI).
Tuân Tử theo cái tông chỉ Nho giáo, sùng bái các bậc thánh hiền và đế
vương đời trước, cho những bậc ấy đã biết hết cái biết, làm hết việc làm rồi.
Người đời sau chỉ nên lấy sự biết và việc làm của những bậc ấy để làm tiêu
chuẩn cho sự học vấn và sự tri thức, thì có thể tránh khỏi được nhiều điều
sai lầm. Đại khái về phương diện ấy thì ý kiến của ông cùng với ý kiến của
Mạnh Tử cũng tương tự nhau. Song có một điều là cái học ấy chỉ tiện cho
đương trì thủ mà hại cho đường tiến thủ. Vì đã cho bậc thánh bậc vương
biết hết cái biết và làm hết việc làm rồi, thì cái học của người ta đến đó là
giới hạn không lên cao hơn được. Thành thử nhân trí đến đó là phải dừng
lại, không tiến lên được nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.