NHO GIÁO - Trang 231

vẫn là muốn, lòng ghét đi phương bắc không được ít lắm, nhưng vẫn là
ghét) há lại vì cái lòng đi phương nam không hết mà bỏ phương nam đi
phương bắc hay sao? Cũng như nay người ta vì cái sở dục không được
nhiều lắm và cái sở ố không được ít lắm, há lại vì cái lòng sở dục không
được hết, mà bỏ cái đạo đắc dục, để lấy cái sở ố hay sao? Cho nên theo cái
khả lấy làm đạo, thì có hại gì mà loạn được? Bỏ cái không khả lấy làm đạo,
thì có ích gì mà trị được?” (Chính danh, XXII).
Ý Tuân Tử nói rằng đã hợp đạo, thì dẫu theo cái thuyết hữu dục cũng không
hại gì, mà đã không hợp đạo, thì dẫu theo cái thuyết khử dục, cũng không
có ích gì. Người ta bất tất phải bỏ dục, nhưng chỉ cầu đạo dẫn cái dục là
được; bất tất phải quả dục, nhưng chỉ cần có tiết độ là được, cần nhất là phải
có cái tâm chủ tể, để khiến cái dục hợp với đạo lý, ví như quả cân để phân
biệt nặng nhẹ và phải, trái vậy.
“Phàm khi người ta lấy cái gì, thì cái muốn chưa từng thực thuần túy là
muốn mà đến vậy; khi bỏ cái gì, thì cái ghét chưa từng thực thuần túy là
ghét mà bỏ đi vậy. Cho nên người ta không lúc nào động mà lại không đi
theo cái quyền (nghĩa là theo một thứ quả cân để định nặng nhẹ phải, trái).
Khi cái cán cân không ngay, thì cái nặng treo đằng chổng lên mà người ta
cho là nhẹ; cái nhẹ treo đằng chúc xuống, mà người ta cho là nặng. Đó là
người ta lầm về cái nặng, nhẹ vậy. Khi cái quyền mà không chính, thì cái vạ
nằm ở trong cái muốn, mà người ta cho là phúc; cái phúc nằm ở trong cái
ghét, mà người ta cho là vạ. Đó cũng là người ta lầm ở cái họa, phúc vậy.
Đạo là cái chính quyền xưa nay (Đạo giả cổ kim chi chính quyền

道者古今

之正權). Bỏ cái đạo mà trong bụng tự chọn lấy, thì không biết cái họa phúc
nằm ở chỗ nào” (Chính danh, XXII).
Vậy đạo là cái để cân nhắc sự phải, trái, hay, dở, Có cái cân nhắc ấy thì mới
biết quyền biến cho thích với lẽ phải. Cái muốn và cái ghét của người ta
thường không có chừng mực, cho nên sự hành động không thể không theo
đạo được. Không theo đạo thì hay lầm về cái ghét cái muốn. Vì vậy đạo có
thể làm cho ta biết được cái họa, cái phúc, cũng như cái quyền là quả cân,
có thể làm cho ta biết rõ được cái nặng, cái nhẹ. Bỏ cái quyền, thì không
biết được cái nặng, cái nhẹ, mà bỏ đạo thì không biết được cái họa, cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.