NHO GIÁO - Trang 238

làm, sự mừng, giận, thương, yêu, ghét, muốn thì lấy tâm mà biết nó khác
nhau thế nào.
Tâm có cái trưng tri

徵知. Có trưng tri thì rồi theo tai mà biết cái tiếng,

theo mắt mà biết cái hình. Song cái trưng tri của tâm phải đợi cái thiên quan
ghi nhớ lấy các loài rồi sau mới biết. Nếu ngũ quan ghi nhớ lấy các loài mà
không biết, tâm triệu tập cả các loài mà không thuyết minh ra được, thì
người ta ai cũng bảo là không biết. Bởi cái duyên cớ ấy cho nên phân biệt
cái đồng, cái dị mà đặt ra tên để cho người ta hiểu” (Chính danh, XXII).
Đoạn này Tuân Tử giải nghĩa rõ cái trí thức của người ta. Ông cho rằng ta
sở dỉ biết cái tính chất của ngoại vật là nhờ có sự cảm giác của ngũ quan.
Song trừ ra những lời nói, việc làm, và những sự mừng, giận, thương, vui,
yêu, ghét, muốn, nếu tâm không có cái trưng tri thì sự cảm giác của ngũ
quan rất rối loạn, không có manh mối gì cả. Trưng là triệu tập, tri là biết,
trưng tri là cái năng lực triệu tập các vật mà ngũ quan đã cảm thụ, để biết
rõ. Cái trưng tri ấy làm cho sự trí thức của người ta có căn cứ. Thí dụ: mắt
trông thấy một sắc, tâm biết rõ trong các sắc, thì sắc ấy là sắc gì; tai nghe
thấy một tiếng, tâm biết rõ trong các tiếng, thì tiếng ấy là tiếng gì. Cái biết
ấy của tâm gọi là trưng tri. Nhân vì tâm có cái trưng tri, cho nên ta mới
“theo tai mà biết các tiếng, theo mắt mà biết các sắc”. Nếu không có trưng
tri thì sự cảm giác dầu rất nhiều, nhưng vẫn không có thống hệ và không có
ý nghĩa, thành ra không có tri thức được.
Song phải biết rằng nếu chỉ có tâm mà không dùng ngũ quan thì cũng
không có tri thức được. Những cái cảm giác của ngũ quan đã cảm thụ, là cái
nguyên liệu của sự tri thức; không có nguyên liệu thì không biết được.
Không những thế mà thôi, cái tâm có trưng tri kia không thể lìa bỏ các cái
quan năng mà tự tại độc lập một mình được. Tâm phải cùng với các quan
năng làm thành một thể, không phân đoạn ra được. Cái tác dụng của trưng
tri là cái tác dụng của tâm và của các quan năng liên hợp với nhau làm một.
Thí dụ: thính quan trước hết phải nghe qua tiếng chuông, rồi đến khi nghe
mới biết là tiếng chuông; khứu quan trước hết phải ngửi qua mùi hoa sen,
rồi đến khi ngửi mới biết là mùi hoa sen. Nếu trước chưa nghe qua tiếng
chuông, hay chưa ngửi qua mùi hoa sen, thì dẫu nghe thấy tiếng chuông,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.