NHO GIÁO - Trang 239

hay ngửi hơi thơm của hoa sen, cũng không biết tiếng gì hay hơi thơm gì
vậy. Bởi thế cho nên mới nói: “Nhiên nhi trưng tri tất tương đãi thiên quan
chi đương bạ kỳ loại, nhiên hậu khả dã

然而徵知必將待天官之當簿其

類,然後可也: Vậy mà trưng tri phải đợi có thiên quan ghi nhớ lấy các loài
đã, rồi sau mới có thể biết được” (Chính danh, XXII).
Chữ “đương bạ

當簿” của Tuân Tử nói đây tức như là nói những vật mà

thiên quan đã cảm giác qua, đều có để lại cái ảnh ở trong trí não, Trí não đã
giữ lại cái “ảnh” hơi thơm của hoa sen, rồi sau ngửi thấy một hơi thơm này
lại tìm trong trí não xem là hơi thơm gì, thì mới biết hơi thơm ấy là hơi
thơm hoa sen. Cái biết là cái ta đã trông thấy hay đã nghe thấy mà nhớ lại.
Vậy nên mới nói: “Ngũ quan ghi nhớ lấy các loài mà không biết, tâm triệu
tập cả các loài mà không thuyết minh ra được, thì người ta ai cũng bảo là
không biết”.
3. Cái khu yếu để chế danh. “Khi cái đồng, dị đã phân biệt rồi, sau cứ theo
đó mà đặt tên. Đồng thì đặt theo đồng, dị thì đặt theo dị. Một cái đơn mà đủ
hiểu thì đặt đơn. Đơn không đủ hiểu thì đặt kiêm. Cái đơn và cái kiêm
không tránh được nhau thì đặt cộng, tuy cộng mà không hại vậy. Biết cái
thực khác nhau, thì phải đặt cái danh khác nhau, khiến cho cái thực nào
khác cũng phải có cái danh khác, không thể loạn được. Cũng như khiến cho
những cái thực nào giống nhau cũng phải có cái danh giống nhau. Cho nên
vạn vật tuy nhiều nhưng có khi muốn bao rộng khắp cả mà gọi mồm là
“vật”. Vật là đại cộng danh

大共名. Suy cái lý của cộng danh ấy mà đặt

cộng danh, thì cộng danh nọ tất có cộng danh kia, mãi đến lúc không cộng
nữa mới thôi. Có khi muốn riêng chỉ về một loại, như gọi là “điểu thú

獸”. Điểu thú là một cái đại biệt danh vậy. Suy cái lý của đại biệt danh ấy
mà đặt biệt danh, thì biệt danh nọ tất có biệt danh kia, mãi đến lúc không
biệt được nữa mới thôi. Danh vốn không có cái phải sẵn, ta lập cái ước mà
đặt ra danh (như ở trên tầng cao xanh gọi là trời, thì người ta ai cũng theo
cái ước ấy mà gọi là trời). Cái ước đã định, cái tục đã thành, thì cho là phải.
Khác với cái ước thì cho là không phải. Danh vốn không có cái thực sẵn, ta
lập cái ước mà đặt ra thực. Cái ước định, cái tục đã thành, thì cho là thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.