NHO GIÁO - Trang 241

muốn ít”; Mặc Tử nói: “Sô hoạn bất gia cam, đại chung bất gia lạc

芻豢不

加甘,大鐘不加樂: Giống ăn cỏ ăn cám không ngon, tiếng chuông lớn
không vui”.
Tuân Tử cho những thuyết ấy là lầm về cái thực mà làm loạn cái danh, cho
nên nói: Nghiệm cái sở duyên ở cái đồng, cái dị mà xem những điều ấy thật
tinh thục có điều lý được không. Nếu không thì có thể cấm được.
3. Lầm về sự dùng danh mà làm loạn cái thực. Tuân Tử cho những lời nghị
luận như: “Phi nhi yết doanh hữu ngưu mã phi mã dã

非而謁楹有牛馬非

馬也: Làm loạn danh và thực”. Câu này các nhà khảo cứu vẫn không hiểu
rõ nghĩa là gì. Đoạn trên thì ai cũng chịu là không hiểu, còn đoạn dưới thì
có người cho là Tuân Tử bác cái thuyết của Công tôn Long: “Bạch mã phi

白馬非馬: Ngựa trắng không phải là ngựa”. Sắc trắng là nói về sắc,

ngựa là nói về hình, sắc không phải là hình, hình không phải là sắc. Nếu
vậy mà nói: Ngựa trắng không phải là ngựa là lầm về cái danh của hình và
của sắc, cho nên làm loạn mất cái thực của con ngựa trắng, Vậy nên nói:
“Nghiệm cái danh ước xem cái sở thụ mà trái với lời, thì có thể cấm được”.
“Phàm những thuyết không chính và những lời nói lệch làm xa lìa cái chính
đạo, cùng những kẻ tự tiện bày đặt ra là không bao giờ không đồng loại với
ba điều ấy. Cho nên bậc minh quân biết giữ cái danh phận cho rõ, mà không
dùng sự biện thuyết làm loạn danh” (Chính danh, XXII).
Cái học chính danh của Tuân Tử tuy có nhiều điều rất tinh tường, nhưng chỉ
vì ông khuynh hướng về mặt dùng thủ đoạn chuyên chế mà ngăn cấm
những điều trái với sự công dụng thiển cận, thành thử ông chủ trương cái
chính sách chuyên chế cho đời sau vậy.
Biện luận. Tuân Tử vốn là một nhà biện thuyết, song ông cho là người biện
thuyết phải nói những điều đạo nghĩa thì người ta mới nghe. Ông nói:
“Phàm lời nói mà không hợp đạo tiên vương, không thuận lễ nghĩa thì gọi
là lời nói gian, tuy nói giỏi, người quân tử không nghe. Nói đạo tiên vương,
thuận lễ nghĩa, thân thiện với kẻ học giả, thế mà không thích giảng thuyết,
không vui về giảng thuyết thì không phải là kẻ sĩ thành thực mến điều lành
vậy. Cho nên người quân tử đối với sự đàm thuyết phải để cái chí mình
thích về điều mình nói và việc mình làm, yêu về điều mình nói, mình vui

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.