NHO GIÁO - Trang 242

mà nói. Bởi vậy người quân tử tất là hay đàm thuyết. Phàm người ta ai
chẳng thích nói những điều mình đã mến chuộng, mà người quân tử lại
thích hơn hết” (Phi tướng, V).
Người quân tử biện thuyết là vì mình biết có điều lành, điều hay đem ra để
cùng bàn với thiên hạ, cho nên lời của người quân tử quý như vàng, như
ngọc, nghe vui như tiếng chuông, tiếng trống, tiếng đàn, tiếng địch. Vậy nên
người quân tử thích nói mà không mỏi.
Nói, phải cho thích hợp với đạo nhân ái, chứ không thì thà nín lặng còn
hơn. Tuân Tử nói: “Tiểu nhân biện, ngôn hiểm; quân tử biện, ngôn nhân dã.
Ngôn nhi phi nhân chi trung dã, tắc kỳ ngôn bất nhược kỳ mặc dã, kỳ biện
bất nhược kỳ nội dã

小人辯,言險;君子辯言仁也。言而非仁之中也,則

其言不若其默也,其辯不若其吶也: Kẻ tiểu nhân biện thuyết thì nói
những điều nham hiểm, người quân tử biện thuyết thì nói những điều nhân
ái. Nói mà không hợp với lẽ nhân ái, thì nói không bằng im lặng, biện
thuyết không bằng trì độn không nói được” (Phi tướng V). Bởi vậy Tuân Tử
hết sức công kích những người dùng tà thuyết mà biện luận, làm loạn mất
cái chính đạo.
Cứ như ý Tuân Tử, thì nếu thiên hạ thái bình, người trên dùng nhân chính
mà trị dân, người hiền đều có thứ vị mà dạy dân, thì không cần phải có biện
thuyết làm gì. Nhưng đã biện thuyết, thì phải làm cho rõ những điều ngay
chính, khiến người ta nghe mà theo cho đúng đạo phải. Ông nói: “Đối với
dân thì lấy đạo làm một mối để cho dân theo, mà không nên cùng cộng cả
các mối để làm loạn lòng dân. Cho nên bậc minh quân lấy quyền thế mà cai
trị dân, lấy đạo mà đạo đạt dân, lấy mệnh lệnh mà truyền bảo dân, lấy nghị
luận mà làm cho sáng dân, lấy hình pháp mà cấm dân, cho nên dân hóa theo
đạo như thần, dùng biện thuyết làm gì nữa?
“Nay bậc thánh vương mất, thiên hạ loạn, lời nói gian dấy lên, người quân
tử không có quyền thế để cai trị dân, không có hình pháp để cấm dân, cho
nên mới có biện thuyết. Vì cái thực không hiểu, nhiên hậu mới có cái mệnh
(tức là sự đặt thành danh). cái mệnh không hiểu, nhiên hậu mới có cái kỳ
(tức là tìm cách đặt danh cho người ta hiểu). Cái kỳ không hiểu, nhiên hậu
mới có cái thuyết, cái thuyết không hiểu, nhiên hậu mới có cái biện. Cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.