NHO GIÁO - Trang 244

Tuân Tử cũng như Mạnh Tử cho việc biện thuyết là việc bất đắc dĩ, chứ
không phải là cái chính đạo của thánh nhân. Song vì thời thế mà phải biện
thuyết. Tuy nhiên lời biện thuyết của người quân tử không như lời biện
thuyết của người ngu hèn. “Lời người quân tử nông mà tinh tế, gần mà có
thống loại, so le mà đều đặn. Người quân tử sửa cái danh cho chính, dùng
lời nói cho đáng, để bộc bạch cái chí nghĩa vậy. Danh từ của người quân tử
là cái sai khiến của chí nghĩa, hễ cái sai khiến ấy mà đủ thông đạt cái lý, thì
thôi. Nếu cái sai khiến ấy mà cẩu thả là gian vậy. Cho nên danh đủ chỉ rõ
cái thực, lời đủ làm cho rõ cái gốc, thì thôi. Ngoài những điều ấy, thì gọi là
nạn thuyết, ấy là cái của người quân tử bỏ đi, mà kẻ ngu nhặt lấy để làm cái
của quý của mình. Cho nên lời của kẻ ngu không có đầu đuôi mà sơ lược,
vội vàng mà không có thống loại, nhiều lời mà sôi nổi. Kẻ ngu dối lừa cái
danh huyễn hoặc cái lời, mà không sâu vào đến chí nghĩa, cho nên giày xéo
đến chỗ cùng tột mà không có gốc, rất khó nhọc mà không có công, tham
mà không có danh. Vậy nên lời nói của kẻ trí giả, nghĩa thì rất dễ biết, mà
làm thì dễ chịu, giữ thì dễ vững, thành đạt thì ắt được điều mình muốn, mà
không gặp điều mình ghét. Kẻ ngu thì không thế” (Chính danh, XXII).
Phương pháp luận lý của Tuân Tử. Cái học của Tuân Tử là cái học chủ ở
sự biện luận, cần phải dùng lý trí mà suy luận, chứ không giống như cái học
của Khổng Tử và Mạnh Tử, vụ lấy trực giác mẫn nhuệ để cầu cái tâm đắc.
Bởi có nhiều điều Khổng Tử và Mạnh Tử chỉ rút lại độ vài câu, mà Tuân Tử
thì nói đến bao nhiêu lời mới hết. Đó là yếu điểm của hai sự học khác nhau.
Lối dùng trực giác, thì tuy người thường khó hiểu, nhưng ai đã hiểu được,
thì cái phần sở đắc lại uyên áo lắm. Lối dùng lý trí mà suy luận, thì tuy kém
phần sâu xa, nhưng dễ hiểu và cái phương pháp luận lý lại sáng rõ hơn.
Xem cái lối biện luận của Tuân Tử thì thấy rõ cái phương pháp chứng luận,
cốt tìm cái long chính như đã nói ở mục Chính danh để làm chuẩn đích.
Ngôn luận điều gì phải lấy bậc thánh bậc vương làm thầy. Theo cái phương
pháp ấy tất là phải dùng phép diễn dịch mà suy luận, nghĩa là bất cứ điều gì
cũng lấy cái chuẩn đích đã nhận làm chứng cứ, rồi cứ theo đó mà suy ra. Hễ
hợp với cái chuẩn đích ấy là phải, không hợp với cái chuẩn đích ấy là trái.
Tuân Tử nói: “Bậc đại nho phải theo hậu vương, tóm lễ nghĩa làm một,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.