NHO GIÁO - Trang 243

nên kỳ, mệnh, biện, thuyết, là cái văn sức lớn của sự dùng, và là cái đầu của
vương nghiệp. Nghe cái danh mà hiểu cái thực là sự dùng của danh. Nhiều
danh xếp lại thành văn, là cái vẻ đẹp của danh. Cái dùng và cái vẻ đẹp đều
được cả, gọi là biết danh.
“Danh là để hội các cái thực, từ là để gồm các danh của những cái thực
khác nhau mà luận một cái ý; biện thuyết là không dùng danh với thực khác
nhau, để hiểu cái đạo động, tĩnh (nghĩa là trong khi biện luận phải dùng
danh trước sau cho đúng, để hiểu cho rõ sự phải, trái); kỳ, mệnh là cái dụng
của sự biện thuyết; biện thuyết là cái đạo tưởng tượng của tâm, tâm là cái
công tể của đạo (nghĩa là tâm gây ra đạo và làm chủ tể của đạo: tâm giả dã,
đạo chi công tể dã

心者也,道之工宰也); đạo là để kinh luân và điều lý việc

trị. Tâm hợp với đạo, thuyết hợp với tâm, từ hợp với thuyết. Chính cái danh
mà hội hợp các vật cho đúng, hình chất của vật rõ ràng, nghe cái danh là
hiểu, biện luận cái khác nhau mà không quá, suy xét các đồng loại mà
không trái. Nghe thì hợp văn, biện luận thì hết lẽ, làm cho ngay chính cái
đạo mà biện biệt rõ cái gian, như kéo thẳng cái dây để giữ đường thẳng,
đường cong. Vậy nên những lời tà thuyết không thể làm loạn được, mà
bách gia cũng không giấu giếm được.
“Có cái đức sáng nghe thấu gồm cả mọi việc mà không có cái dung mạo
kiêu căng, có cái đức tốt mà bao bọc tất cả mọi vật mà không có cái sắc
khoe khoang; cái thuyết thi hành ra thì làm cho thiên hạ chính, cái thuyết
không thi hành ra thì làm sáng rõ cái đạo, mà lui mình ẩn ở chỗ cùng, ấy là
sự biện thuyết của bậc thánh nhân. Được cái tiết từ nhượng, thuận cái lý lớn
trẻ, những tên kỵ húy không gọi, lời quái gở không nói, lấy lòng nhân mà
nói, lấy lòng mến học mà nghe, lấy công tâm mà biện luận, không động về
sự khen chê của nhân chúng, không lo làm cho đẹp mắt vui tai người nghe,
không vị nể cái quyền quý của kẻ quý hiển, không ưa truyền bá những lời
thiên lệch. Cho nên có thể ở chỗ đạo mà không hài lòng, bàn luận mà không
ai cướp lấn được, hòa mà không lưu đãng, quý cái công chính mà rẻ cái bỉ
lậu và sự tranh dành, ấy là sự biện thuyết của kẻ sĩ và kẻ quân tử vậy”
(Chính danh, XXII).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.