NHO GIÁO - Trang 247

cố gắng mà tiến lên đến chỗ thật hoàn toàn, chứ đã cho mình là hèn hạ, tàn
ác, thì còn tiến hóa làm sao được. Thành thủ cái thuyết tính ác của Tuân Tử
vẫn khiên cưỡng, bởi thế hậu nho bỏ cái thuyết ấy mà theo cái thuyết tính
thiện của Mạnh Tử, tưởng cũng đã nghĩ xác lý lắm vậy.
Nay ta xét xem tại sao mà Tuân Tử lại nói là tính ác. Ông nói ngay đầu
thiên Tính ác rằng: “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã

人之性惡,其善

者僞也: Tính của người là ác, những điều thiện là người đặt ra”. Chữ ngụy
viết bên chữ nhân

亻và bên chữ vi 爲 là chữ hội ý, có nghĩa nói việc người

làm, chứ không phải nghĩa thường ta vẫn học ngụy là dối. Tuân Tử lại cắt
nghĩa rõ chữ tính và chữ ngụy. Ông nói: “Bất khả học, bất khả sự, nhi tại
nhân giả, vị chi tính. Khả học nhi năng, khả sự nhi thành chi tại nhân giả,
vị chi nguy

不可學、不可事、而在人者謂之性。可學而能、可事而成

之在人者、謂之偽: Không học mà hay, không làm mà thành ở người, gọi
là tính. Có học mới hay, có làm mới thành ở người, gọi là ngụy”. Ông lại
nói ở thiên Chính danh: “Sinh ra mà có sẵn gọi là tính. Tính là do cái hòa
khí xung hợp mà sinh ra, tính linh hợp với ngoại vật, cảm ứng lẫn nhau,
không bị dịch sử mà tự nhiên. Sự yêu, ghét, mừng, giận, thương, vui của
tính gọi là tình. Tình thì không biết thế nào là cùng, cho nên phải có tâm để
chọn cái nên, cái không nên mà làm, gọi là tư lự. Tâm tư lự để khiến người
ta hành động, gọi là ngụy. Có tư lự lâu ngày, có học tập nhiều thì sau mới
thành, nghĩa là mới uốn nắn được cái bản tính, thế gọi là ngụy”.
Nói tóm lại, tính là tự nhiên của Trời sinh ra, ngụy là cái phải dùng nhân lực
mà làm ra, Cho nên mới nói: “Tính giả bản thủy tài phác dã, ngụy giả văn
lý long thịnh dã

性者本始材樸也;偽者,文理隆盛也: Tính là cái bản

thủy sẵn có cái bản năng chất phác, ngụy là cái văn lý long thịnh vậy” (Lệ
luận, XIX)
.
Xem câu “Tính là do cái hòa khí xung hợp mà ra” thì hiểu rõ là Tuân Tử nói
cái tính khí chất, không phải như Mạnh Tử nói cái tính là phần thiên lý của
Trời phú cho người. Cái nghĩa chữ tính của mỗi người một khác, cho nên
học thuyết cũng khác nhau vậy.
Tuân Tử lấy lẽ gì mà cho là tính ác? Ông nói: “Nay cái tính của người ta
sinh ra là có hiếu lợi, thuận cái tính ấy thì thành ra sự tranh đoạt, mà sự từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.