NHO GIÁO - Trang 249

Tuân Tử lại bác cái lương tri, lương năng. Ông cho là người ta ai cũng có
cái “khả dĩ tri chi chất, khả dĩ năng chi cụ

可以知之貭,可以能之具: Cái

chất khả lấy mà biết, cái cụ thể khả lấy mà hay” (Tính ác, XXIII). Song cái
chất khả dĩ tri và cụ thể khả dĩ năng ấy vị tất đã biết được và vị tất đã hay
được. Bởi vậy ông nói: “Làm nghề làm ruộng, làm thợ, đi buôn, chưa từng
đã không có người nọ khả dĩ làm được việc người kia, song chưa có người
nọ làm được việc người kia. Xem thế thì biết cái khả dĩ vi, vị tất đã năng
được, tuy không năng được nhưng không hại cho cái khả dĩ vi. Vậy thì
năng với bất năng cùng với khả và bất khả khác nhau xa lắm” (Tính ác,
XXIII).
Thí dụ như mắt khả dĩ trông thấy, tai khả dĩ nghe thấy, song cái khả
dĩ trông thấy ấy, vị tất đã trông thấy rõ; cái khả dĩ nghe thấy ấy, vị tất đã
nghe thấy suốt. Như vậy thì lương tri vị tất đã biết được, mà lương năng vị
tất đã hay được.
Cứ theo cái thuyết ấy thì Tuân Tử cho lương tri, lương năng là cái khả dĩ tri
và cái khả dĩ năng, chứ không phải là trí và năng. Nhưng thiết tưởng ý kiến
ấy không đúng, vì xét kỹ ra người ta vẫn có cái lương tri, lương năng, quý
hơn cái tri và cái năng thường. Nhờ có cái lương tri, ta mới hiểu được
những điều cao xa siêu việt và có lương năng, ta mới làm được những việc
khó khăn một cách rất mau mắn. Song vì cái học của Tuân Tử chỉ chuyên
dùng lý trí cho nên ông không nhận có lương tri, lương năng. Đó là một
điều sở đoản trong cái học của Tuân Tử.
Nói rút lại, Tuân Tử nhất quyết cho tính tự nhiên là ác. Tuy nhiên, tính ấy
có thể làm thành ra thiện được. Cho nên về đường giáo dục ông rất chú ý về
sự kiểu tính

矯性.

Giáo dục. Cái tính đã ác, thì cái chủ đích sự giáo dục là cần phải uốn nắn
cái tính lại cho thiện. Tuân Tử nói: “Tính là cái ta không thể làm ra được,
nhưng có thể hóa đi được. Tính là không phải tự nhiên ta có được, nhưng có
thể làm cho có được. Chú ý làm lụng, tập thành thói quen để hóa cái tính,
gồm cả làm một mà không hại, để thành ra cái tích tập. Cái tập tục đổi cái
chí, yên lâu đổi cái chất (Tập tục di chí, an cửu di chất

習俗移志,安久移

貭). gồm cả làm một mà không hại, thì chóng đạt đến thần minh, tham dự
với trời đất... Người thường mà tích thiện và toàn hết được điều thiện, thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.