NHO GIÁO - Trang 255

khác có cái lối theo cầu những điều đó mà thôi”. Ông lại giải rõ cái lối khác
nhau là thế nào: “Kẻ tiểu nhân hay làm những điều không thật mà muốn
người ta tin mình, hay làm những điều gian trá mà muốn người ta thân
mình, làm những việc cầm thú mà muốn người ta cho mình là phải, nghĩ thì
khó biết, làm thì khó yên, giữ thì khó vững, thành đạt thì ắt không được cái
mình muốn mà ắt gặp cái mình ghét. Người quân tử có tin rồi mới muốn
người ta tin mình; ngay thẳng rồi mới muốn người ta thân mình; sửa cái
ngay thẳng rồi mới muốn người ta thân mình; sửa cái trung chính, trị sự
biện biệt, rồi mới muốn người ta cho mình là phải; nghĩ thì dễ biết, làm thì
dễ yên, giữ thì dễ vững, thành đạt ắt được cái mình muốn, không gặp cái
mình ghét, vậy nên cùng thì không ai ẩn tế được, thông thì rất sáng rõ, thân
chết mà cái danh càng minh bạch. Kẻ tiểu nhân thì không lúc nào là không
vươn cổ nhón chân mà muốn rằng mình khôn ngoan, tài giỏi hơn người,
chứ không biết rằng cái mình có và cái người ta có không khác gì nhau, chỉ
khác ở sự chú thố của người quân tử thì chính đáng, mà sự chú thố của
mình thì quá độ. Xét rõ cái trí năng của kẻ tiểu nhân thì biết có thừa khả
[năng] làm được việc của người quân tử làm. Ví như người nước Việt yêu
cái tục nước Việt, người nước Sở yêu cái tục nước Sở, người quân tử yêu ở
việc ngay chính, ấy không phải là bởi trí, năng, tài, tính, nhưng bởi sự chú
thố tập tục khác nhau…Cố quân tử đạo kỳ thường, nhi tiểu nhân đạo kỳ
quái

故 君 子 道 其 常 , 而 小 人 道 其 怪 : Cho nên người quân tử nói cái

thường mà kẻ tiểu nhân nói cái quái lạ” (Vinh nhục, VI).
Người quân tử không có tước mà quý, không có lộc mà giàu, không nói
mà tín, không giận mà có oai, ở chỗ cùng khổ mà vinh, ở một mình mà vui,
há lại không phải là cái tình chí tôn, chí phú, chí trọng, chí nghiêm, đều tích
cả ở đó hay sao? Cho nên người quân tử chỉ vụ sửa lấy bề trong mà nhường
ở bề ngoài, vụ tích đức ở thân mình mà xử lấy theo đạo. Như thế thì cái
danh quý khởi lên như mặt trời, mặt trăng, tiếng thiên hạ hưởng ứng như
sấm sét” (Nho hiệu, VIII). Vậy người quân tử chỉ lo sửa mình mà làm điều
thiện, chứ không cầu người ta quý mình, tín mình và dùng mình. “Người
quân tử có thể làm cho mình khả quý, không thể khiến người ta tất phải quý
mình; có thể làm cho mình khả tín, không thể khiến người ta tất phải tín

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.