NHO GIÁO - Trang 257

trong bụng mà cầu cái ở ngoài” (Đại lược, XXVII). Vậy nên kẻ tiểu nhân
dẫu khôn khéo thế nào cũng vẫn là tiểu nhân.
Nhân nghĩa. Tuân Tử theo tông chỉ của Nho giáo lấy nhân, nghĩa, trí, dũng,
trung hiếu mà dạy người ta. Song Khổng Tử thì chủ lấy chữ nhân nói gồm
cả cái trực giác mẫn nhuệ và lòng tự ái suốt đến vạn vật mà vẫn giữ có trật
tự phân minh; Tuân Tử thì chỉ hiểu cái nghĩa hẹp chữ nhânái mà thôi,
tức là cái nghĩa chữ nhân của người ta thường dùng. Ông nói ở thiên Đại
lược
: (Nhân, ái dã… nghĩa, lý dã

仁,爱也…義,理也: Nhân là yêu vậy...,

nghĩa là lý vậy”; và nói ở thiên Nghị binh: “Nhân giả ái nhân, nghĩa giả
tuần lý

仁者爱人,義者循理: Nhân là yêu người, nghĩa là theo lý”. Vậy

chữ nhân của Tuân Tử chỉ là một đức tính tốt nói về lòng yêu thương người
mà thôi. Tuân Tử thường hay đem chữ nghĩa mà đối với chữ lợi. Ông cho
nghĩa với lợi thì ai cũng muốn, nhưng người quân tử thì biết biện biệt cái
khinh, cái trọng, cho nên sự hành động bao giờ cũng hợp đạo lý “Nghĩa dữ
lợi giả, nhân chi sở lưỡng hữu dã

義與利者,人之所兩有也: Nghĩa với lợi

là người ta có cả hai vậy”. Nhưng hễ người ta biết khiến lòng hiếu nghĩa
thắng được lòng dục lợi, thì thành ra hay, mà để lòng dục lợi đè được lòng
hiếu nghĩa, thì thành ra dở. “Nghĩa thắng lợi giả vi trị thế, lợi khắc nghĩa
giả vi loạn thế

義勝利者爲治世,利克義者爲亂世: Nghĩa thắng được lợi

là đời trị, lợi đè được nghĩa là đời loạn” (Đại lược, XXVII). Cho nên nói:
Tiên nghĩa nhi hậu lợi giả vinh, tiên lợi nhi hậu nghĩa giả nhục

先義而後

利者榮,先利而後義者辱: Nghĩa trước mà lợi sau là vinh, lợi trước mà
nghĩa sau là nhục” (Vinh nhục, IV).
Không phải là Tuân Tử bỏ hết điều lợi, nhưng ông cho là điều lợi mà theo
điều nghĩa thì cái lợi có phần lớn hơn. Cái lợi do cái nghĩa mà ra là cái lợi
chính đáng, không việc gì phải bỏ, miễn là lúc nào cũng phải theo như lời
Khổng Tử đã dạy: “Kiến lợi tư nghĩa

見利思義: Thấy điều lợi nghĩ đến

điều nghĩa” là được.
Trí dũng. Người quân tử phải có trí và có dũng, nhưng phải biết phân biệt
thế nào là cái trí và cái dũng của người quân tử, và thế nào là cái trí và cái
dũng của kẻ tiểu nhân. Tuân Tử nói: “Có cái trí của thánh nhân, có cái trí
của kẻ sĩ và quân tử, có cái trí của tiểu nhân, có cái trí của đứa dịch phu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.