NHO GIÁO - Trang 262

thỏa ý mình, thì kẻ trí, người ngu khác nhau. Thế đồng mà trí khác, việc
làm riêng mà không có vạ, buông cái dục mà không cùng thì lòng cạnh
tranh của dân nổi lên mà không làm cho vừa ý được. Như vậy thì kẻ trí giả
chưa làm được việc trị vậy. Kẻ trí giả chưa làm được việc trị thì công danh
chưa nên. Công danh chưa nên thì quần chúng đều một loạt như nhau cả.
Quần chúng đều là một loạt như nhau thì vua tôi chưa dựng vậy. Không có
vua để chế bầy tôi, không có kẻ trên để chế người dưới thì thiên hạ làm hại
sự sinh hoạt và buông rong cái lòng muốn ra. Lòng muốn, lòng ghét thì kẻ
trí, người ngu cùng giống như nhau, nhưng cái muốn thì nhiều mà vật thì ít,
tất là thành ra tranh nhau. Cho nên trăm nghề thành ra để nuôi một người,
khiến cho giữ được mối trị, vì người giỏi không thể kiêm đủ mọi nghề và
một người không thể kiêm đủ các chức quan, ở cách biệt nhau mà không
giao thiệp với nhau thì khốn cùng, quần tụ với nhau mà không chia trật tự
thì tranh đoạt nhau. Khốn cùng là lo, tranh đoạt là vạ. Cho nên cứu điều lo,
trừ điều vạ, thì không gì bằng làm cho rõ phận kẻ trên, người dưới, khiến
người ta quần tụ được. Kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, người khôn sợ người ngu, dân
dưới trái với người trên, người trẻ khinh nhờn người lớn, không lấy đức làm
việc chính để dạy dỗ người ta biết rõ phận nghĩa, như vậy thì kẻ già, người
yếu có cái lo không ai nuôi, người khỏe mạnh có cái vạ phân tranh. Việc
làm khó nhọc thì ghét, công lợi thì muốn, chức nghiệp không phân rõ, như
vậy thì người ta có cái lo gây việc và cái vạ tranh công. Nam nữ phối hợp
với nhau, vợ chồng phân biệt, việc cưới hỏi đưa đón mà không có lễ, như
thế người ta có cái lo về sự mất lẽ phối hợp mà có cái vạ tranh nhau về cái
sắc. Cho nên kẻ trí giả vì những điều ấy mà phân ra phận nghĩa cho rõ ràng
vậy” (Phụ quốc, X).
Lễ là cốt để phân biệt ra trật tự và định giới hạn cho minh bạch, khiến việc
hành động của nhân quần không rồi loạn. Người ta ai cũng có lòng muốn,
mà lòng muốn của người lại không biết đâu là bờ, nếu không có lễ để chia
cái phận nghĩa cho rõ ràng thì tất thành ra sự tranh đoạt. Vậy nên trong chữ
lễ, Tuân Tử lấy chữ phận làm cốt.
Tuân Tử tin rằng dùng lễ có hiệu quả rất lớn về việc xã hội và quốc gia.
Cho nên ông nói: “Long lễ quý nghĩa giả kỳ quốc trị, giản lễ tiện nghĩa giả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.