NHO GIÁO - Trang 264

thể không có hình, hình mà không làm ra thành đạo thì không thể không có
loạn. Bậc tiên vương ghét cái loạn cho nên mới chế ra tiếng nhã, tụng để lấy
mà làm cái đạo cho người ta, khiến cái thanh đủ lấy làm vui mà không lưu
đãng, khiến cái văn đủ biện luận mà không ngoa, khiến cái khúc trực, phồn
tỉnh, liêm nhục, tiết tấu, đủ lấy mà cảm động cái lòng thiện của người ta, để
cho cái khí tà ô không có lối nào mà tiếp được. Ấy là phương pháp của tiên
vương đặt ra nhạc vậy... Phàm âm nhạc vào người ta sâu mà hóa người ta
chóng, cho nên tiên vương cẩn thận làm ra văn. Nhạc trung bình thì dân hòa
thuận mà không lưu đãng, nhạc nghiêm trang thì dân tề không loạn. Dân
hòa và tề thì binh mạnh, thành bền... Cho nên nói: Nhạc là để làm cho vui
vậy. Người quân tử vui về được cái đạo, tiểu nhân vui về được cái muốn.
Lấy cái đạo chế cái muốn thì vui mà không loạn, lấy cái muốn mà quên cái
đạo thì mê hoặc mà không vui. Cho nên nhạc là để làm cái đạo cho sự vui.
Tiếng kim thạch ti trúc là cốt ở đạo đức vậy. Nhạc thi hành ra thì cái sở
hướng của dân có phương. Bởi vậy nhạc là cái thịnh đức của việc trị người”
(Nhạc luận, XX).
Nói rút lại, vì người ta sinh ra ai cũng có tình, có dục, cho nên phải có lễ
chế chia rõ có phận nghĩa, để khỏi cái lo về sự tranh đoạt; người ta lại thích
mến sự khoái lạc, cho nên phải đặt ra âm nhạc trung bình để có cái vui thú
chính đáng, khiến cho không có điều dâm loạn. Đó là cái chủ đích của sự
dùng lễ nhạc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.