NHO GIÁO - Trang 269

Pháp hậu vương. Cái học của Tuân Tử về đường chính trị có một điều
tương phản các tiền nho là cái thuyết pháp hậu vương

法後王. Các nho giả

đời trước đều lấy những thánh vương như Nghiêu, Thuấn làm tiêu chuẩn.
Tuân Tử thì cho những thánh vương đời cổ cùng với thánh vương đời Tam
đại không khác gì nhau, vì các vương giả, bất cứ đời nào cùng theo một đạo
cả. Đấng nhân quân, cái ngôi thì tôn mà cái chí thì cung kính, cái tâm thì
cẩn thận mà cái đạo thì lớn, những sự thính thị thì gần mà sự kiến văn thì
xa. Bởi sao? Bởi cái thuật của mình giữ được như thế. Cho nên cái tình của
nghìn người, vạn người, với cái tình của một người cũng như nhau. Trời đất
lúc đầu mới sinh ra cũng như ngày nay. Cái đạo của bách vương là cái đạo
của hậu vương” (Bất cấu, III). Hậu vương là nói những cận thời chi vương
như vua Văn, vua Vũ nhà Chu.
Tuân Tử cho vương đạo bao giờ cũng là một, mà cái tính tình của người ta
bao giờ cũng không khác. Cho nên nói: “Thánh vương có hàng trăm, ta biết
bắt chước ai? Rằng: Cái văn lâu ngày thì mất, cái tiết tấu lâu ngày thì tuyệt,
chức hữu tư đời đời giữ pháp độ lâu ngày cũng mất. Muốn biết cái sự
nghiệp của thánh vương thì xem ở chỗ rõ ràng, tức là xem ở hậu vương.
Đấng hậu vương kia là đấng nhân quân của thiên hạ, bỏ hậu vương mà theo
thượng cổ thì ví như bỏ đấng nhân quân của mình mà theo đấng nhân quân
của người. Cho nên nói: Muốn xem nghìn năm về trước thì xem mấy ngày
bây giờ; muốn biết ức vạn thì xem một hai; muốn biết đời thượng cổ thì xét
rõ cái đạo nhà Chu; muốn biết đạo nhà Chu thì xét rõ ông vua mà người ta
lấy làm quý. Cho nên nói: Lấy gần mà biết xa, lấy một mà biết vạn, lấy cái
vi ẩn mà biết cái sáng rõ, tức là thế vậy. Kẻ vọng nhân nói rằng: “Đời xưa
và đời nay, cái tình khác nhau là vì cái đạo trị, loạn khác nhau”. Chúng
nhân nghe lời ấy mà mê hoặc vậy. Chúng nhân ngu mà không có biện
thuyết, dại mà không biết đạc lượng, cái sở kiến của chúng nhân còn khả
dối được, huống chi chuyện nghe đã nghìn đời xưa. Đối với bọn vọng nhân,
ngay trong khoảng môn đình còn có điều sai ngoa, huống nữa là việc ở
nghìn đời xưa. Còn bậc thánh nhân thì sao không dối được? Rằng: Thánh
nhân lấy ý mình mà đạc ý của cổ nhân, cho nên người không dối được mình
mà mình cũng không dối người. Lấy người đạc người, lấy tình đạc tình, lấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.