NHO GIÁO - Trang 272

mất... Ấy không bởi có gì khác, chỉ bởi không dùng lễ nghĩa mà chỉ dùng
quyền mưu vậy” (Vương bá, XI).
Trong ba lối ấy, hễ ai khéo chọn thì giá ngự người, không khéo chọn thì bị
người giá ngự. Tuân Tử theo tông chỉ Nho giáo, cho nên ông rất tôn sùng
vương đạo, và bày tỏ cái phương pháp của vương giả trị thiên hạ ra một
cách rất rõ ràng.
Phương pháp của vương giả. Bậc vương giả là người có đạo đức hoàn
toàn, lấy điều công chính nhân nghĩa mà trị thiên hạ. Người ấy phi là bậc
thánh nhân không giữ được ngôi thiên tử cho xứng đáng. Cho nên nói:
Thánh nhân bị đạo toàn mĩ giả dã, thị huyền thiên hạ chi quyền xứng dã
聖人备道全美者也,是縣天下之權稱也: Thánh nhân có cái đạo hoàn bị,
toàn mỹ, thì mới cầm được cái cân và quả cân của thiên hạ” (Chính luận,
XVIII)
. Bậc vương giả phải sửa cái đạo làm việc nghĩa, lấy cái lợi chung
của thiên hạ, trừ cái hại chung của thiên hạ thì thiên hạ theo về mình vậy”
(Chính luận, XVIII). Muốn đạt tới cái chủ đích ấy thì phải theo phương
pháp nào? Tuân Tử nói: “Dùng kẻ hiền năng thì không đợi phải theo thứ tự
mới cất nhắc lên: bỏ người dở thì bỏ ngay trong chốc lát, trừ kẻ nguyên ác
thì không đợi có dạy bảo rồi mới giết; theo đạo trung dung thì dân không
đợi có chính trị rồi mới hóa, cái phận chưa định thì phải định ngay trên
dưới. Tuy con cháu bậc vương, công, sĩ, đại phu, mà không theo lễ nghĩa thì
bỏ làm thứ nhân; con cháu thứ nhân mà tích tập văn học, chính thân hạnh,
theo lễ nghĩa thì cho làm khanh, tướng, sĩ, đại phu. Như vậy thì những gian
ngôn, gian thuyết, gian sự, gian năng, đều trốn tránh cả. Những dân phản
trắc thì đặt quan dạy dỗ, đợi cho hóa thành thiện. Lấy sự ban thưởng mà
khuyến miễn, lấy hình phạt mà trừng trị. Ai yên chức phận thì nuôi, ai
không yên chức phận thì đày đi xa... Cái đại phận về việc thính chính là
người nào lấy điều thiện mà đến thì lấy lễ mà đãi; lấy điều bất thiện mà đến,
thì lấy hình mà đãi. Hai điều ấy phân biệt, thì kẻ hiền và kẻ bất tiếu không
lẫn, việc phải, trái không loạn. Kẻ hiền và kẻ bất tiếu không lẫn, thì người
anh kiệt đến, việc phải, việc trái không loạn, thì quốc gia trị. Như thế thì
thanh danh càng ngày càng vang lừng khắp thiên hạ, ai cũng muốn theo
lệnh hành cấm chỉ. Ấy là việc vương giả hết vậy” (Vương chế, IX).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.