NHO GIÁO - Trang 275

đầy thành. Nhũng kẻ đàm thuyết lại chuộng họ Thân, họ Mặc, họ Tô, họ
Trương, vì thế mà đạo họ Khổng gần mất. Kẻ sĩ có chí thấy thế làm đau
lòng nhức óc vậy. Cho nên Mạnh Kha mở ra trước, Tuân Khanh chấn hưng
ở sau. Xem sách lập ngôn, chỉ sự của Tuân Tử, lấy cái cùng cực làm căn
bản, lấy cái yếu trọng làm đạo lý, bày tỏ những việc đời xưa mà chống giúp
đương thế, dẹp sự rối loạn, dấy việc đạo lý, thực là kẻ sĩ danh thế và bậc
thầy của vương giả. Sách của ông cũng có thể làm lông, làm cánh cho sáu
Kinh, thêm sáng cho họ Khổng, không phải như những sách của chư tử vậy.
Bởi trưng Chu Công đã chế tác ra, Trong Ni đã tổ thuật lại, họ Mạnh, họ
Tuân tán thành, cốt để giữ cho bền vương đạo một cách rất sâu, rất đủ, tuy
có bốn rợ giao xâm ở đời Xuân Thu, ba giường bỏ đứt ở đời Chiến Quốc,
song đạo ấy vẫn không mất”.
Đó là lời phê bình của một nhà nho học đời Đường, đã có công xem kỹ cái
học của Tuân Tử. Song ta xét cái học ấy có mấy điều rất hệ trọng, trái với
tông chỉ thuần chính của Nho giáo và gây thành kết quả rất hại cho sự học
vấn về sau.
Một là cái học của Tuân Tử kém cái học của họ Khổng và họ Mạnh. Bởi vì
ông bỏ mất cái học hình nhi thượng và chỉ chuyên trị cái học hình nhi hạ,
cho nên cái học của ông tuy có vẻ tinh tường về đường nghị luận, nhưng
vẫn không có cái lý nhất quán là cái yếu điểm của Nho giáo. Một cái học
chỉ biết có các cái ngọn mà không biết đến cái gốc, thì tất thế nào cũng phái
chi ly, vụn vặt, làm mất cái phần cao siêu hoằng đại. Điều ấy, các học giả
nên chú ý mà nhận cho kỹ, trong khi xem học thuyết của Tuân Tử.
Hai là Tuân Tử kíp về sự muốn chữa cái lưu tệ đương thời. Thuở ấy ông
thấy cái học của họ Lão, họ Trang thịnh hành lên, đem cái chủ nghĩa hoài
nghi, lập thành cái thái độ tiêu cực, rất hại cho sự tiến bộ của xã hội, Ông
bèn chủ lấy sự công dụng mà chống lại, nhất thiết những điều siêu việt ra
ngoài phạm vi thực dụng thiển cận là ông bảo nên bỏ hết. Ông cho những
điều như: “Sung hư chi tương di dịch, kiên bạch đồng, dị chi phản cách

42

虛之相施易,堅白同異之反隔: Sự thay đổi của cái đầy cái rỗng, sự phân
cách của cái cứng cái trắng” đều là vô ích cho sự học của người quân tử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.