NHO GIÁO - Trang 282

Sách của Hàn Phi làm ra hiện nay có tất cả là 55 thiên, trước gọi là Hàn Tử,
rồi đến đời nhà Tống, các nho giả sợ người ta lầm với Hàn Dũ ở đời Đường,
cho nên mới đổi là Hàn Phi Tử. Trong 55 thiên ấy có nhiều thiên không
phải là nguyên văn của tác giả. Song xét kỹ sách ấy ta cũng có thể biết rõ
cái phần tinh hoa vậy.
Trong sự học có hai lối tìm chân lý. Một là dùng trực giác, tức là dùng cái
sáng suốt tự nhiên của tâm mà biện biệt các sự vật, hai là dùng lý trí mà suy
xét các sự vật. Lối thứ nhất thì biết rất nhanh và thấu ngay tới tinh thần sâu
xa.
Lối ấy chính là lối Khổng Tử và Mạnh Tử thường dùng. Học theo lối ấy thì
lúc nào cũng cần phải có cái tâm hư tĩnh để tu dưỡng cho đến bậc nhân, thì
rồi mới có cái trực giác mẫn nhuệ và mới có cái biết rất sáng suốt. Song
theo cái học ấy thì có một điều rất khó là ai biết cái gì thì tự mình ý hội lấy
mà thôi, chứ thường không thể lấy lời nói mà giải rõ ra hết các ý nghĩa
được, vậy nên mới gọi là tâm đắc, phi hạng trung nhân dĩ thượng có tư cách
đặc biệt thì không học được. Hạng trung nhân dĩ hạ dẫu có học cũng không
thành tựu, bởi thế cho nên có người học mất rất nhiều công phu mà vẫn
mang vô sở đắc

忙無所得, nghĩa là vẫn mơ màng không có cái gì là sở đắc.

Học như thế thì không bổ ích gì. Cũng vì thế cho nên thành ra bao nhiêu
người học đạo thánh hiền mà vẫn không hiểu được đạo của thánh hiền.
Lối thứ hai thì dùng lý trí mà suy sự lý nọ đến sự lý kia cho đến cái sự lý
cuối cùng. Lối ấy chính là lối của Mặc Tử bên Mặc giáo và Tuân Tử bên
Nho giáo thường dùng. Học theo lối này thì bất cứ hạng người trung nhân
dĩ thượng hay trung nhân dĩ hạ cũng có thể học được, mà đã học cái gì thì
biết tinh tường cái ấy, và có thể phu diễn ra lời nói rất rõ ràng. Bởi thế cho
nên phải nói nhiều và viết nhiều, trái với cái lối tâm học chỉ muốn “bất
ngôn nhi giáo

不言而教”. Lối dùng lý trí có mấy điều không lợi, là những

điều mà ta có thể nói rõ ra được, thường là những điều thuộc về phần bì phu
ở ngoài, ít khi thấu tới phần cốt tủy ở trong. Mà có thấu tới phần sâu xa nữa,
thì cũng chỉ xét mặt nào biết mặt ấy mà thôi, chứ không thể quán xuyến
được hết các mặt khác. Lý trí lại dễ uốn ra mặt nào cũng được, và nó hay
tùy tùng cái tư tâm tư ý của người ta mà gây thành cái ý kiến thiên lệch. Thí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.