NHO GIÁO - Trang 284

theo cổ, không bắt chước cái đạo thường khả, chỉ xét việc đời và nhân đó
mà phòng bị”.
Thánh hiền cho cái đạo của cổ kim vẫn là một, bao giờ cũng phải lấy nhân
nghĩa mà trị người ta, nhưng phải tùy thời mà ứng dụng, ở đời chất phác
phải dùng lối chất phác, ở đời văn minh phải dùng lối văn minh, Đó là cái
nghĩa tùy thời ở trong Kinh Dịch, chính đúng cái nghĩa “thế dị tắc sự dị

異則事異: đời khác thì việc khác” và “sự dị tắc bị biến 事異則備變: việc
khác thì cách phòng bị phải biến (Ngũ đồ, XLIX). Thế mà Hàn Phi lại lấy
những lẽ ấy mà bài bác đạo của thánh hiền, thật là ông không hiểu cái tinh
thần sâu xa của Nho giáo.
Hàn Phi lại theo cái thuyết pháp hậu vương của Tuân Tử mà thiên trọng về
mặt chứng nghiệm, ông nói: “Khổng Tử, Mặc Tử đều nói đạo vua Nghiêu,
vua Thuấn, mà cái lấy, cái bỏ không đồng nhau. Hai bên đều tự nhận là
mình biết rõ vua Nghiêu, vua Thuấn; nhưng vua Nghiêu, vua Thuấn, không
sống lại, thì ai định được cái chân thực của đạo Nho và đạo Mặc? Nay
muốn xét rõ cái đạo vua Nghiêu, vua Thuấn, từ trước 3000 năm, thì có thể
nào chắc được không? Không có cái tham nghiệm rõ ràng mà quyết chắc, là
ngu; không quyết chắc được mà cứ theo, là lầm vậy. Cho nên ai theo tiên
vương mà quyết chắc ở vua Nghiêu, vua Thuấn, không phải là ngu thì là
lầm vậy. Cái học ngu và lầm là trái với việc làm, đấng minh chủ không chịu
vậy” (Hiến học, L).
Cái học cần có chứng nghiệm chính là cái học rất hay, nhưng về đường lý
thuyết có khi dẫu không có chứng nghiệm mà cũng có thể hay được. Vì vậy
mới cần có cái tâm sáng suốt để biện biệt cái hay, cái dở, sự phải, sự trái.
Vậy không nên cố chấp bó buộc sự tri thức của người ta vào một chỗ chứng
nghiệm khiến cho cái tinh thần không mở rộng ra được mà soi đến những
chỗ vô hình uyên áo. Những chỗ ấy có cái thế lực quan hệ đến sự tiến hóa
của nhân loại, thường lại mạnh hơn những cái mà ta có thể chứng nghiệm
được. Phàm cái học nào mà chỉ chuyên chú về một mặt là hẹp và nông, rất
hại cho tinh thần và trí tuệ của người ta.
Song phải biết rằng cái học của Hàn Phi là gấp về sự cứu thời, vụ lấy sự
làm cho mạnh cái thế lực của nhà vua, cho nên bất cứ điều gì hễ không lợi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.