NHO GIÁO - Trang 310

cho người ta vui mà không loạn, theo mãi mà không chán, gọi là đạo. Đã
gọi là đạo thì muôn đời không bao giờ có tệ, khi nào có tệ, là sai với đạo
vậy. Đạo của Tam Vương tổ thuật không giống nhau, không phải là trái
nhau, vì là cứu dật phù suy, gặp phải cuộc biến xui nên như vậy. Cho nên
vương giả có cái danh là cải chế, mà không có cái thực là biến đạo. Nhà Hạ
chuộng trung, nhà Ân chuộng kính, nhà Chu chuộng văn, vì cách chửng cứu
của đời nọ nối đời kia phải dùng thế mới được. Cái gốc lớn của đạo là ở
Trời mà ra, Trời không đổi thì đạo cũng không đổi, bởi thế vua Vũ nối vua
Thuấn, vua Thuấn nối vua Nghiêu, ba bậc thánh cùng nối nhau giữ một đạo,
không có cái chính trị phải cứu tệ vậy. Bởi đó mà xem, nối đời trị thì đạo
giống nhau, nối đời loạn thì đạo khác nhau. Nay nhà Hán nối sau đời đại
loạn, tưởng nên bớt ít cái văn của nhà Chu, dùng thêm cái trung của nhà Hạ.
Ôi! Thiên hạ đời xưa cũng là thiên hạ đời nay, cũng một thiên hạ, thế mà
lấy đời xưa so với đời nay, làm sao lại xa cách nhau lắm thế. Ý giả có điều
gì sai với đạo cổ chăng? Có điều gì trái với lý Trời chăng? Trời phú cho
muôn vật, cũng có chia ra từng loài mà cho: cho cái răng nanh thì bỏ sừng,
cho có cánh thì chỉ có hai chân, thế là cho phần to thì không được lấy cái
nhỏ. Đời xưa những người nào được ăn lộc thì không được dùng sức mà
làm việc riêng, không được hành động mà kiếm lợi, thế cũng là đồng ý với
Trời vậy. Nếu thân được vinh sủng mà ở ngôi cao, nhà được no ấm mà ăn
lộc hậu, lại nhân cái thế lực phú quý để tranh lợi với dân, thì dân mỗi ngày
một mòn sút, dần đến đại cùng, chết còn không tránh, tránh sao được tội.
Bởi thế hình phạt thêm nhiều mà gian tà cũng lắm vậy. Công Nghi Tử làm
tướng nước Lỗ, thấy nhà mình dệt lụa, thấy vườn mình trồng rau quý, giận
mà nói rằng: “Ta đã ăn lộc lại cướp cả những lợi của người thợ dệt và người
làm vườn hay sao?” Hiền nhân quân tử đời xưa ở ngôi cao đều thế cả. Cho
nên kẻ ở dưới cho cái nết ấy làm cao mà theo lời dạy, người dân hóa với cái
tính liêm ấy mà không tham bỉ. Vậy biết rằng: há lại ở ngôi hiền nhân mà
làm việc kẻ thứ nhân hay sao. Ôi! Chăm chăm cầu tài lợi, thường lo thiếu
thốn là cái chí của kẻ thứ dân; chăm chăm cầu nhân nghĩa, chỉ lo không hóa
được dân là cái chí của kẻ đại phu. Kinh Dịch nói rằng: “Vác đồ mà ngồi
trên xe, thì trộm cướp đến ngay”. Nghĩa là nói ở ngôi quân tử mà làm việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.