NHO GIÁO - Trang 314

dân hóa ra như đàn hươu nai, cha không khiến được con, vua không khiến
được tôi, dâu có thành quách cũng không như vậy... Bởi thế bậc minh chủ
hiền quân phải lập giao tự để thờ Trời và tổ tiên, làm cho rõ việc hiếu đễ, ấy
là phụng thờ thiên bản; cầm cày cày ruộng, hái dâu nuôi tằm, nhặt cỏ bốn
lúa, mở mang ruộng đất để cho đủ đồ ăn mặc, ấy là phụng thờ địa bản; lập
nhà tích ung và nhà tường, nhà tự, sửa việc hiếu đễ kính nhượng làm cho
sáng sự giáo hóa, lấy lễ nhạc mà cảm nhân chúng, ấy là phụng thờ nhân
bản” (Lập nguyên thần, XIX). Những điều ấy có ý nghĩa rất sâu xa, quan hệ
đến việc chính trị rất mật thiết, cho nên vương giả không dám bỏ trễ vậy.
Tính tình và tâm. Bởi chưng phải phụng thờ nhân bản, cho nên việc trị cần
phải chú trọng sự giáo hóa. Tại sao có sự giáo hóa? Tại cái tính của người
phải có giáo hóa mới thiện được. Đổng Trọng Thư cho Mạnh Tử nói tính
thiện là lầm, vì hiểu cái danh không đúng. Ông nói rằng: “Cái danh do cái
thực mà sinh ra, không phải cái thực thì không thể lấy làm danh được. Danh
là cái của thánh nhân lấy để gọi cho đúng cái thực của vật. Cái danh để mà
nói là có cái thực ở đó. Cho nên các điều lờ mờ mà đem trở lại cho đúng cái
thực, thì cái lờ mờ lại thành ra sáng rõ. Muốn xét cái cong, cái thẳng, thì
không gì bằng dùng cái dây; muốn xét cái phải, cái trái, thì không gì bằng
dùng cái danh. Lấy cái danh để xét phải, trái, cũng như lấy dây mà xét
thẳng, cong vậy. Xét cái danh, cái thực, xem sự hợp, sự lý thì biết việc phải,
việc trái không thể hàm hồ được. Đời nay không hiểu rõ cái tính cho nên
mỗi người nói một khác. Sao không thử đem cái danh mà so với cái tính...
Cái tư chất tự nhiên của sự sinh, gọi là tính. Vậy tính là chất. Xét cái chất
của tính với cái danh của tính xem có đúng không? Nếu đã không đúng, mà
lại còn bảo cái chất là thiện, là tại sao? Cái danh của tính không lìa được cái
chất, lìa được cái chất không phải là tính nữa... Cái để sửa các cái ác ở
trong, khiến nó không phát ra ngoài, là cái tâm. Cho nên cái tâm mà thành
danh là ở sự sửa vậy. Nếu người ta chịu cái khí, mà không có điều ác, thì cái
tâm còn có sửa cái gì nữa?... Ta lấy cái danh của tâm, để được cái thành
thực của người. Cái thành thực của người có cái tham và cái nhân. Hai cái
khí tham và nhân ở thân. Cái danh chữ thân

身 lấy ở chữ thiên

48

. Thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.