NHO GIÁO - Trang 316

có thể thiện được, rồi vì dân mà lập ra vua để làm cho thiện, ấy là ý Trời
vậy. Dân chịu cái tính chưa thiện của Trời, rồi sau chịu sự giáo huấn của
vua. Vua lấy sự vâng ý Trời mà thành cái tình của dân, làm cái trách nhiệm
của mình. Nay ai xét cái chất thực của tính mà bảo tính của dân đã thiện, ấy
là mất cái ý của Trời mà bỏ cái trách nhiệm của vua. Nếu cho cái tính của
dân đã thiện, thì bậc vương giả chịu mệnh Trời còn có trách nhiệm gì nữa.
Bởi đặt danh không chính, cho nên bỏ cái trọng nhiệm mà trái cái mệnh lớn,
không phải là lời nói để làm khuôn phép... Nay cái tính của vạn dân đợi cái
ngoại giáo rồi mới có thể thiện, thì thiện đi với giáo mà không đi với tính.
Đi với tính thì có nhiều cái vướng mà không tinh, tự nó thành công lấy mà
không có thánh hiền. Ấy là sự lầm của những bậc trưởng giả ở đời, chứ
không phải là cái thuật dùng lời trong sách Xuân Thu, không phải là lời nói
để làm khuôn phép, và cái thuyết không có chứng nghiệm. Hoặc có kẻ nói
rằng: Tính có thiện đoan, tâm có thiện chất, thì sao lại không phải là thiện?
Ứng lại rằng: Kén có tơ mà kén không phải là tơ, trứng có con mà trứng
không phải là con... Tính có thiện đoan, động đến là yêu cha mẹ hơn loài
cầm thú thì gọi là thiện, ấy là cái thiện của Mạnh Tử. Theo tam cương, ngũ
thường và suốt cái lý của bát đoạn, trung tín mà bác ái, đôn hậu mà hiếu lễ
mới gọi là thiện, ấy là cái thiện của thánh nhân. Cho nên Khổng Tử nói
rằng: “Thiện nhân, ta không được thấy vậy. Được thấy người bụng thường
là khả vậy”. Bởi đó mà xem, cái mà thánh nhân chưa cho là thiện, thì chưa
dễ đương được vậy. Không phải là thiện hơn cầm thú mà gọi là thiện được.
Nếu động đến cái mối mà thiện hơn cầm thú, bảo là thiện, thì thiện sao lại
không thấy? Phàm cái thiện hơn cầm thú mà chưa được là thiện, cũng như
thảo mộc mà không được gọi là có chí. Cái tính của vạn dân thiện hơn cầm
thú, mà không được danh là thiện, thì biết rằng cái danh thiện là lấy ở thánh
nhân. Cái mà thánh nhân đã đặt ra, thiên hạ lấy làm chính. Chính buổi sáng,
buổi tối thì xem sao Bắc thần. Chính cái hiềm nghi thì xem thánh nhân.
Thánh nhân cho là cái đời không có vương giả, cái dân không có giáo hóa,
không đương được là thiện. Cái thiện khó đương như thế mà bảo cái tính
của vạn dân đều đương được là quá vậy. So với cái tính của cầm thú, thì cái
tính của vạn dân thiện; so với cái thiện của nhân đạo, thì cái tính của vạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.