NHO GIÁO - Trang 317

dân không kịp vậy. Cái tính của vạn dân thiện hơn cầm thú thì cho là được,
nhưng so với cái mà thánh nhân gọi là thiện thì không được. Ta so cái mệnh
tính thì khác với Mạnh Tử. Mạnh Tử so xuống với sự làm của cầm thú, cho
nên nói bản tính đã thiện. Ta so lên với điều của thánh nhân cho là thiện,
cho nên nói tính chưa thiện. Cái thiện cao hơn cái tính, thánh nhân cao hơn
cái thiện. Sách Xuân Thu cho cái nguyên

元 là lớn, cho nên cẩn thận ở sự

chính danh. Danh không phải là khởi đầu, thì làm thế nào bảo chưa thiện
hay đã thiện được” (Thân sát danh hiệu, XXXV).
Đổng Trọng Thư nói rằng: “Cái tính của thánh nhân, không dám gọi là tính,
cái tính của cái đấu, cái sọt cũng không gọi là tính được. Tính là nói cái tính
của hạng trung dân... Cái tính ấy phải đợi có giáo huấn rồi dần dần mới
thiện được. Vậy thiện là do sự giáo huấn mà thành ra, chứ không phải tự cái
chất phác mà đến được. Tính là cái phác thực của thiện chất, thiện là sự hóa
của vương giấo. Không có cái chất phác thì vương giáo không hóa được,
không có vương giáo thì cái chất phác không thể hiện ra được... Bởi cái
danh không chính, cho nên không chịu vậy” (Thực tính, XXXVI).
Nhân nghĩa. Đổng Trọng Thư lấy danh thực mà bác cái thuyết của Mạnh
Tử, không nhận tính của người ta là thiện, và ông lại cho ý trời sinh người
ra phú cho cái chất để làm điều thiện, bởi vậy mới sinh ra thánh nhân để
theo ý Trời mà dạy người những điều nhân nghĩa, ông viện cái nghĩa trong
sách Xuân Thu mà nói rằng: “Thiên chi vi nhân tính mệnh. Sử hành nhân
nghĩa nhi tu khả sỉ, phi nhược điểu thú nhiên, cẩu vi sinh, cẩu vi lợi nhi dĩ
天之爲人性命。使行仁義而羞可恥,非若鳥獸然,苟為生,苟為利而
已: Trời làm ra cái tính mệnh của người, khiến làm điều nhân nghĩa, mà biết
thẹn điều đáng thẹn, không phải như giống chim muông, cẩu thả cầu lấy
sống, cẩu thả cầu lợi mà thôi” (Trúc lâm, III).
Nhân và nghĩa là thế nào? Đổng Trọng Thư sở cứ vào cái nghĩa trong sách
Xuân Thu và theo gốc nguyên thỉ của chữ nhân

仁 và chữ nghĩa義 mà bàn,

cho nên ông nói rằng: “Cái tri của sách Xuân Thu là người với ta vậy. Cái
mà để tri người với ta là nhân và nghĩa. Lấy nhân mà yêu người, lấy nghĩa
mà chính mình ta. Cho nên chữ nhân mà thành tiếng nói là người vậy, chữ
nghĩa mà thành tiếng nói là ta vậy. Nói cái danh ra, là để phân biệt vậy...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.