NHO GIÁO - Trang 318

Mọi người không xét, bèn phản lại, lấy nhân làm sự khoan khoái, lấy nghĩa
mà xử với người làm cái chỗ, mà trái cái lý, như thế mà không loạn là ít có
vậy. Bởi thế lấy sách Xuân Thu làm khuôn phép cho nhân nghĩa. Cái khuôn
phép của chữ nhân là ở sự yêu người, không ở sự yêu thân ta; cái khuôn
phép của chữ nghĩa là ở sự chính thân ta, không ở sự chính người. Đối với
thân ta mà ta không tự chính, thì dẫu có chính được người cũng không cho
là nghĩa; đối với người mà người không được nhờ cái ơn, thì dẫu ta tự ái rất
hậu, cũng không cho là nhân” (Nhân nghĩa, XXIX).
Cái thuyết của Đổng Trọng Thư tuy có căn cứ và có phương pháp, nhưng
cái nghĩa chữ nhân hẹp lại, không được rộng rãi như cái nghĩa của Khổng
Tử và Mạnh Tử đã dùng, vả lại, phàm những ý nghĩa của các văn từ thường
hay thay đổi tùy cách lập ngôn và cách định nghĩa của thánh hiền. Nếu ta cứ
lấy cái nghĩa thái cổ mà nói rằng về sau thánh hiền đều dùng như thế cả, thì
e không đạt được cái học của thánh hiền. Khổng Tử nói rằng: “Từ đạt nhi dĩ
hỹ

詞達而以矣: Lời nói cốt được rõ cái ý thì thôi” (Luận Ngữ: Vệ Linh

Công, XV). Câu ấy chính là cái ý của ngài không muốn người ta nệ về văn
từ mà bỏ mất nghĩa lý. Thiết tưởng đây là một điều sở kiến của Đổng Trọng
Thư mà thôi, chứ vị tất đã đúng cái nghĩa của thánh hiền.
Nghĩa và lợi. Đổng Trọng Thư cho Trời sinh ra người, đã phú cho cái tính,
tuy chưa là thiện, nhưng đã có cái mối ưa điều nghĩa, cho nên ông nói rằng:
Phàm nhân chi tính, mạc bất thiện nghĩa, nhiên nhi bất năng nghĩa giả, lợi
bại chi dã. Cố quân tử chung nhật ngôn bất cập lợi, dục dĩ vật ngôn, quý
chi nhi dĩ

凡人之性,莫不善義,然而不能義者,利敗之也。故君子終

日言不及利,欲以勿言,愧之而已: Phàm cái tính của người ta là sao
chẳng ưa điều nghĩa, song không làm được điều nghĩa là tại cái lợi làm
hỏng vậy. Cho nên quân tử suốt ngày không nói đến điều lợi, muốn không
nói đến, là cho làm xấu đó mà thôi” (Ngọc anh, IV).
Cái học của Đổng Trọng Thư chủ lấy cái nghĩa làm trọng hơn cái lợi. Cho
nên khi ông làm tướng giúp Địch Vương ở đất Giang Đô, Địch Vương

50

hỏi

rằng: “Việt Vương Câu Tiễn cùng với các quan đại phu là Văn Chủng và
Phạm Lãi lo mưu đánh nước Ngô, rửa cái thẹn ở Cối Kê và lập nên nghiệp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.