NHO GIÁO - Trang 320

mình, thành ra vẫn lo sợ, không thể lấy sự sống làm vui, mà rồi cũng bị
chém giết, ấy là cái dân chết non vậy. Thế thì người ta có nghĩa tuy nghèo
mà có thể tự lạc được, và người không có nghĩa tuy giàu mà không giữ
được thân. Ta xem đó thì biết thực rằng cái nghĩa nuôi sự sống của người,
lớn hơn cái lợi, và hậu hơn của cải. Người thường dân không thể biết được
và hay làm trái lại, bỏ quên cái lý mà đắm đuối ở cái tà, để hại thân, hại
nhà. Như thế nếu không phải là những người ấy tự tính toán cho mình
không hết lòng, thì là cái biết của họ không sáng rõ vậy. Nay cầm một nắm
quả táo và một nắm vàng đưa cho trẻ con, thì nó lấy táo mà không lấy vàng;
hay là cầm một cân vàng với viên ngọc châu đáng giá nghìn vạn đưa cho
một người quê mùa, thì người ta ấy lấy cân vàng mà không lấy viên ngọc.
Cho nên vật đối với người ta, nhỏ thì dễ biết, lớn thì khó thấy. Cũng như lợi
đối với người ta thì nhỏ, nghĩa đối với người thì lớn. Vậy thì không nên lấy
làm lạ, khi người thường dân xu hướng về lợi mà không xu hướng về nghĩa,
bởi cái mờ tối vậy. Việc của thánh nhân là làm sáng cái nghĩa để soi rõ chỗ
mờ tối của người ta, cho nên dân không hãm vào chỗ không hay” (Thân chi
dưỡng trọng ư nghĩa, XXXI).
Thánh nhân là người sáng suốt, biết rõ việc nghĩa việc lợi, dạy bảo nhân
chúng, khiến cho mọi người đều được yên vui mà sinh hoạt ở đời. Những
bậc ấy cầm quyền chính trị theo nghĩa lý mà định ra chế độ, làm cho trên,
dưới phân minh, giàu nghèo có trật tự, trên không tàn bạo, dưới không lo
buồn. Đó là việc trọng yếu trong việc trị.
Quan niệm về chính trị. Đổng Trọng Thư lấy ý nghĩa câu “Bất hoạn bần
nhi hoạn bất quân

不患貧而患不均 không lo nghèo mà lo không đều”

52

của Khổng Tử mà chủ trương việc chính trị. Ông nói rằng: “Giàu lớn thì
kiêu, nghèo lớn thì lo. Lo thì sinh ra trộm cướp, kiêu thì làm điều tàn bạo,
ấy là cái tình thực của người ta vậy. Bậc thánh là nhân cái tình thực của
nhân chúng thấy rõ cái chỗ bởi đâu mà sinh ra loạn, cho nên dựng ra nhân
đạo mà phân trên, dưới, khiến kẻ giàu thì đủ lấy làm quý mà không kiêu, kẻ
nghèo thì đủ nuôi sự sống mà không đến nỗi lo. Lấy đó làm độ mà phân cho
đều, ấy là của không thiếu mà trên dưới được yên, cho nên dễ trị vậy. Đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.