NHO GIÁO - Trang 321

hay bỏ cái chế độ mà theo lòng muốn. Lòng muốn không có chỗ cùng, mà
lại được rong dài, thì cái thế không có chỗ cực.
Người lớn ở trên thì lo không đủ, kẻ tiểu nhân ở dưới thì khổ sở, thành ra
người gian thì càng ngày càng tham lợi mà không chịu làm việc nghĩa, kẻ
nghèo thì càng ngày càng phạm điều cấm mà không thể thôi được, ấy là đời
khó trị vậy” (Chế độ, XXVII).
Đổng Trọng Thư chủ trương cái chính sách vương đạo trọng nghĩa hơn lợi,
cầu lấy trong nước được an lạc, hơn là cầu lấy cái phú cường. Đó là chính
hợp với cái chính trị triết lý của Nho giáo.
Đại để cái học của Đổng Trọng Thư theo cái nghĩa trong sách Xuân Thu, có
nhiều điều uyên thâm, gây ra cái nền luân lý cao thượng và cái học chuộng
danh tiết ở đời Lưỡng Hán. Ông lại hiểu rõ cái vi ý của Khổng Tử dùng
thần quyền mà hạn chế cái thế lực của quân nhân. Nhưng vì cái học của ông
có thiên về mặt âm dương, tai dị, thành ra về sau có nhiều điều mê tín, rất
hại cho sự tiến hóa vậy.

DƯƠNG HÙNG


Dương Hùng

楊雄, tự là Tử Vân 子雲, ngươi ở Thành Đô, đất Thục, sinh

vào quãng năm Cam Lộ (53 trước Tây lịch) đời vua Tuyên Đế nhà Tây Hán
và mất vào quãng năm Thiên Phương (14 - 20) đời Vương Mãng nhà Tần,
thọ được hơn 70 tuổi. Thuở nhỏ, ông hiếu học, không theo lối chương cú
huấn hỗ, thích tìm cái tư tưỏng sâu xa. ông ra làm quan cuối đời Tây Hán
đến chức hoàng môn lang, rồi sau làm chức đại phu trong khi Vương Mãng
làm vua.
Lúc đầu ông tập văn học và ngôn ngữ, đến khi tuổi đã già, ông chuyên trị
triết học làm ra sách Thái Huyền

太玄 để diễn cái nghĩa hình nhi thượng

học, và sách Pháp ngôn

法言 để nói cái nghĩa hình nhi hạ học. Nhưng vì

cách lập ngôn của ông có ý cầu kỳ, không được tự nhiên, cho nên văn của
ông rất khó hiểu. Cũng bởi thế mà nhiều người không phục, cho là ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.