NHO GIÁO - Trang 324

Huyền của Dương Hùng tức là Đạo của Lão Tử, thần diệu, linh hoạt vô
cùng. Dương Hùng giải rõ cái bản tính của Huyền ở mục Huyền lý, quyển
Thái Huyền thứ VII, rằng: “Đạo huyền là đạo mở ra muôn loài ở trong chỗ
u vi mà không ai biết được rõ hình trạng: Nhào nặn cái hư vô mà đặt ra
khuôn, mở rõ cái thần minh mà định ra bằng cứ, thông đồng cổ kim để mở
các loài, xếp đặt âm dương mà phát ra thành khí. Một chia, một hợp, trời
đất đủ vậy. Trời và mặt trời đi quanh, cương, nhu tiếp nhau. Trời và mặt trời
đi rồi quay về chỗ cũ, chung thỉ định vậy. Một sống, một chết, tính mệnh rõ
vậy.
“Ngửng xem tượng trời, cúi xem tình vật, xét tính biết mệnh, tìm được lúc
đầu, thì thấy lúc cuối. Ba nghi (trời, đất và người) cùng theo một đường,
dày, mỏng sát với nhau. Cái gì tròn thì lăn lộn, cái gì vuông thì đứng chịt,
cái gì thổi thì lưu thông, cái gì ngậm thì đông rắn, cho nên đóng khắp trong
vòng trời gọi là , mở khắp cả vũ gọi là trụ.
“Mặt trời, mặt trăng đi lại, một rét, một nóng. Luật

55

để mở muôn vật, lịch

để biên thời tiết. Đạo luật và lịch giao với nhau, thánh nhân lấy đó làm
mưu, nghĩa là lấy làm việc của mình làm. Ban ngày là hơn, ban đêm là kém.
Một ngày, một đêm, âm, dương chia khác. Đạo đêm cực âm, đạo ngày cực
dương. Con đực, con cái, theo nhau hợp lẽ chính, thì đạo vua, tôi, cha, con,
vợ, chồng, biện biệt rõ ra. Cho nên mặt trời động từ đằng đông, trời động ở
đằng tây. Trời và mặt trời đi chéo nhau. Âm, dương thay đổi đi quanh, sống
chết cùng giao, muôn vật bèn mắc vào. Vậy đạo huyền là thu hết sự hợp
trong thiên hạ mà liền làm một. Lấy loài mà ghép, lấy ghép mà chiêm
nghiệm, rõ được cái mờ, cái tối của thiên hạ, là chỉ ở đạo huyền vậy...
“Trời đất thiết lập ra, cho nên quý, tiện có thứ tự; bốn mùa đi lại, cho nên
cha, con nối nhau; luật lịch bày ra, cho nên vua, tôi trị; thường và biến thay
đổi, cho nên muôn vật biện; chất và văn hình ra, cho nên hữu và vô sáng;
cát và hung hiện ra, cho nên hay và dở rõ; hư và thực thay đổi, cho nên
muôn vật mắc vào. Dương không đến cực thì âm không nảy mầm ra; âm
không đến cực, thì dương không nảy mầm ra. Rét đến cực thì sinh nóng,
nóng đến cực thì sinh rét. Duỗi là để co, co là để duỗi. Khi động thì ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.