NHO GIÁO - Trang 325

ngày đặt ra cái chưa có, mà thích cái mới; khi tĩnh thì ngày ngày giảm
những sự hành vi, và bớt những cái đã thành lập. Cho nên tính từng khắc,
từng giờ, so với bóng mặt trời, xoay cái thứ tự của bốn mùa, chuyển đạo
của trời đất, làm rõ cái hình không trông thấy được, rút cái đầu mối không
rút được, để cùng liền với muôn loài vậy. Khi lên treo lên trời, khi xuống
chìm đáy vực, nhờ lọt vào khe thật bé, rộng bọc hết cả bờ cõi. Đạo huyền
chơi ở chỗ mờ mịt mà múc cái đầy, còn cái còn, mất cái mất, mờ cái mờ,
sáng cái sáng, đầu cái đầu, cuối cái cuối. Cái gì gần đạo huyền, thì huyền
cũng gần, cái gì xa đạo huyền, thì huyền cũng xa. Ví như trời mờ mờ vậy,
đông, tây, nam, bắc mặt nào ngửng lên cũng thấy, cúi xuống thì không thấy
gì cả. Trời có xa người đâu, tự người xa Trời vậy. Tiết đông chí nửa đêm về
sau là cái tượng gần đạo huyền: tiến mà chưa đến chỗ cực, đi mà chưa đến
chỗ đến, hư không mà chưa đầy, cho nên gọi là gần đạo huyền. Tiết hạ chí
nửa trưa về sau là cái tượng xa đạo huyền: tiến đến chỗ cực mà lui, đi đến
chỗ cùng mà trở lại, đã đầy mà vơi đi, cho nên gọi là xa đạo huyền vậy.
Dương Hùng theo Dịch học lấy sự tiêu, trưởng, âm, dương mà nói lịch lý để
phân biệt thời tiết và xem sự cát, hung. Ông lại có ý đem cái đạo huyền diệu
siêu việt của Lão học và Dịch học hợp làm một để gây ra cái mối triết học
của Nho giáo. Xem những lời ông nói ở trên, thật đáng để cho học giả phải
ngẫm nghĩ đến chỗ sâu xa. Song chỉ vì ông dùng những văn từ rất khó hiểu,
thành thử không mấy người xem mà biết hết cái ý nghĩa. Bởi vậy có nhiều
người chê ông về sự làm sách Thái Huyền.
Cổ lẽ ông muốn rằng: Nói việc khó thì phải dùng cách rất khó, để ai thật có
tư cách học được hãy học, mà không thì thôi, hơn là để những người tầm
thường học không hiểu, lại thêm điều hại. Đó là một ý kiến ta nên biết.
Song thiết tưởng rằng điều gì đã huyền bí, thì huyền bí hẳn, mà điều gì đã
nói ra, thì cần phải cho sáng rõ, mới có thể chỉ dẫn được người ta. Cũng vì
sự khó hiểu mà sách Thái Huyền bỏ không ai dùng.
Giải trào. Khi sách Thái Huyền làm xong rồi, bọn học giả có nhiều người
chê cười. Dương Hùng bèn đặt ra một bài gọi là Giải trào

解嘲 để nói rõ

cái ý tại làm sao mà ông làm sách Thái Huyền. Bài ấy đại lược nói rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.