NHO GIÁO - Trang 329

Pháp ngôn. Sách Pháp ngôn chia ra làm 13 thiên, dùng cách vấn đáp theo
sách Luận Ngữ mà bàn việc đạo lý thiết thực. Đối với cái thuyết tính thiện,
tính ác, thì Dương Hùng nói rằng: “Thiên giáng sinh dân, không đồng
chuyên mông, tư hồ tình tính, thông minh bất khai, huấn chư lý, soạn học
hạnh

天降生民,空同颛蒙,恣乎情性,聪明不开,训诸理,撰學行:

Trời sinh ra người mờ mịt ngu dại, tự theo tính tình mà làm, trí thông minh
không mở, phải dạy các lẽ; đặt ra học hạnh” (Pháp ngôn tự). Ý nói người ta
lúc mới sinh ra mờ mịt không biết gì cả. Làm gì cũng theo cái bản năng tự
nhiên mà thôi. Song ở trong người ta có cái huyền, mà cái huyền thì có cả
hai cái động lực âm và dương thay đổi nhau, thành ra cái tính. Tính có dạy
mới hay được. Cứ cái ý ấy thì ở trong tính có cái phần thiện và phần ác, chứ
không phải là thiện hẳn hay ác hẳn. Xem vậy thì Dương Hùng không theo
cái thuyết tính thiện của Mạnh Tử và cái thuyết tính ác của Tuân Tử. Ông
nói rằng: “Nhân chi tính dã, thiện, ác hỗn. Tu kỳ thiện tắc vi thiện nhân, tu
kỳ ác tắc vi ác nhân. Khí dã giả,sở dĩ thích thiện, ác chi mã dã dữ

人之性

也善惡混,修其善則為善人,修其惡則為惡人。氣也者所以適善惡之
馬也與: Tính người ta là thiện, ác hỗn hợp. Sửa làm thiện là người thiện,
sửa làm ác là người ác. Khí có phải là con ngựa để người ta cưỡi mà chạy
thông con đường thiện, ác vậy chăng?” (Tu thân, III). Chữ khí của Dương
Hùng nói ở đây là nói một thứ năng lực xung đột tự ở tính mà phát ra. Hễ
có ngoại lực cảm xúc đến, thì cái khí động lên mà thành ra thiện hay ác.
Vậy nên việc giáo hóa cốt ở sự ngự khí

馭氣, nghĩa là khéo cưỡi được cái

khí. Đó là cái căn bản sự tu dưỡng của Dương Hùng. Chỉ hiềm ông nói về
sự ngự khí lược qua như thế mà thôi, chứ không bàn cho thật rõ, thành thử
người ta vẫn không hiểu hết các ý nghĩa,
Dương Hùng cho việc tu dưỡng cốt ở sự học. “Học giả sở dĩ tu tính dã. Thị,
thính, ngôn, mạo, tư, tính sở hữu dã. Học tắc chính, phủ tắc tà

學者所以脩

性也。視、聽、言、貌、思,性所有也。學則正,否則邪: Học là để
mà sửa tính vậy. Trông, nghe, nói, giáng điệu, tư tưởng, có sẵn cả trong
tính. Học thì chính, không học thì tà” (Học hạnh, I). Vậy có học thì những
cái đã có sẵn đó thành ra hay, không thì thành ra dở. Nhưng ta phải biết
rằng học thế nào là hay và thế nào là dở: “Đại nhân chi học vị đạo, tiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.