NHO GIÁO - Trang 332

Lối học thời bấy giờ lại chủ ở huấn hỗ, hay sùng cổ, việc gì mà thánh hiền
đã nói là không ai dám bài bác nữa. Vương Sung không học theo lối ấy, cứ
tự mình lấy nghĩa lý mà suy nghĩ ra, rồi hết sức công kích những sự mê
hoặc của người đời. Theo như trong sách Luận hành thì đại khái cái học của
ông tuy kém phần uyên thâm và sự tư tưởng lại không được đúng cái tông
chỉ của Nho giáo cho lắm, song cách nghị luận có phần sáng rõ, có thể ví
như những nhà duy vật học ngày nay vậy.
Trời đất. Vương Sung cho trời đất là vô vi, cứ tự nhiên sinh hóa ở trong vũ
trụ, chứ không có ý chí gì cả. Ông nói rằng: “Trời động hành là thì cái khí
ra. Cái thể động thì cái khí ra và các vật sinh. Như người động cái khí

56

vậy:

thể động thì khí ra, và con sinh. Lúc người thi cái khí ra, là không phải để
sinh con, nhưng khí đã thi ra thì con tự sinh vậy. Trời động không muốn để
sinh vật, mà vật tự sinh, ấy là tự nhiên. Thi cái khí ra không muốn làm các
vật, mà các vật tự làm, ấy là vô vi. Bảo trời tự nhiên và vô vi là sao? Là khí
vậy. Khí là điềm đạm, vô dục, vô vi, vô sự vậy” (Tự nhiên, XVIII).
Trời đã vô sự, vô vi, thì tất là không có ý chí. Tại sao mà biết? Vương Sung
lấy người làm tỉ lệ: “Người ta có ý chí là vì có miệng có mắt. Miệng muốn
ăn, mắt muốn trông. Có cái thị dục ở trong, phát ra ở ngoài, lấy miệng, mắt
mà cầu những điều mình muốn và làm những việc làm thuộc về lợi dục.
Trời không có miệng, có mắt, đối với các vật không có mong muốn, thì còn
làm làm gì? Tại sao biết Trời không có miệng, có mắt? Lấy đất mà xem thì
biết. Cái hình thể của đất vốn không có miệng, có mắt, thì biết Trời không
có miệng, có mắt. Nếu nói Trời có hình thể thì chắc cũng giống như hình
thể của đất; Nếu nói Trời là khí, thì khí cũng như mây, như khói, sao lại có
miệng, có mắt được. Không có miệng, có mắt là không có ý chí. Đó là cái
đại ý của Vương Sung nói ở đầu thiên Tự nhiên.
Vương Sung theo cái tư tưởng duy vật, cho nên không nhận có sự thiên
nhân tương dữ. Ông nói rằng: “Trời cao đến mấy vạn dặm, giả sử người
vểnh tai lên trời, nghe tiếng nói cách hàng mấy vạn dặm, thì nghe sao được.
Một người ngồi trên lầu cao, trông đàn kiến ở dưởi đất không thấy, còn
nghe thế nào được tiếng đàn kiến. Tại sao? Tại cái hình thể con kiến nhỏ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.