NHO GIÁO - Trang 334

như thảo mộc vậy. Khi cái tinh khí đã xa cách người đi rồi, thì há lại chỉ
giống hạng người không có tai, có mắt mà thôi hay sao?” (Luận tử, XX).
Có người nói trông thấy quỉ. Vương Sung lấy cái lý khoa học mà đáp lại
rằng: “Quỉ không phải là cái tinh thần của người chết, đó là bởi sự nghĩ
tưởng mà thành ra. Tại sao? Tại có tật bệnh. Người có bệnh thì lo sợ, lo sợ
thì thấy quỉ, vì lo sợ thì tưởng đến, tưởng đến thì không có mà mắt trông
thấy. Thí dụ Bá Nhạc học xem tướng ngựa, trông cái gì cũng là ngựa cả;
Bào Đinh nước Tống học mổ trâu, ba năm không trông thấy con trâu sống,
trông con trâu nào cũng là con trâu chết. Đó là bởi dùng cái tinh thần đến
rất mực vậy. Hễ tưởng nghĩ đến là tự trông thấy vật lạ vậy”. Ông nói câu
này thì thật đúng: “Phù tư niệm tồn tưởng, hoặc tiết ư mục, hoặc tiết ư
khẩu, hoặc tiết ư nhĩ. Tiết ư mục, mục kiến kỳ hình; tiết ư nhĩ, nhĩ văn kỳ
thanh; tiết ư khẩu, khẩu ngôn kỳ sự

夫思念存想,或泄於目,或泄於口,

或泄於耳。泄於目,目見其形;泄於耳, 耳聞其聲;泄於口,口言其
事: Hễ nghĩ tưởng đến thì hoặc bày ra ở mắt, hoặc bày ra ở miệng, hoặc bày
ra ở tai. Bày ra ở mắt, thì mất trông thấy hình; bày ra ở tai, thì tai nghe thấy
tiếng; bày ra ở miệng, thì miệng nói ra việc” (Đính quỉ, XXII).
Đó là Vương Sung chỉ bậc cái thuyết nói quỉ là người chết hóa ra, chứ ông
vẫn nhận là có quỉ thần và yêu quái. Ông cho quỉ thần và yêu quái là bởi cái
khí thái dương mà ra. Thế gian bảo có yêu quái và quỉ thần, là đều bởi cái
khí thái dương làm ra vậy. Trời có thể sinh được cái thể của người, cho nên
có thể tượng được cái hình của người. Người ta sở dĩ sống là có cái khí âm,
khí dương. Khí âm sinh ra làm cốt nhục, khí dương sinh ra làm tinh thần.
Người ta sống là có đủ khí âm, khí dương, cho nên cốt nhục bền, tinh khí
thịnh. Tinh khí là cái khôn biết, cốt nhục là sức khỏe, cho nên tinh thần thì
ngôn đàm, cốt nhục thì cố thủ. Cốt nhục, tinh thần hợp lại giữ lẫn nhau, cho
nên có thể trông thấy rõ mà không mất. Cái khí thái dương thịnh, mà không
có khí âm, cho nên chỉ có thể làm ra thành tượng mà không có thể làm ra
thành hình. Không có cốt nhục mà có tinh khí, cho nên trông thấy thoáng
một lúc rồi lại biến mất đi” (Đính Quỉ, XXII). Đại để là ông cho quỉ thần là
tên gọi âm, dương mà thôi, chứ không có thể cảm ứng với người và không
có thể làm điều phúc hay họa cho người được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.