NHO GIÁO - Trang 337

thụ mệnh cùng đồng một sự thực cả, nhưng mệnh có quý, tiện, tính có
thiện, ác. Nếu nói tính không thiện, ác là nói mệnh không quý, tiện vậy”
(Bản tính, III). Xem lài Vương Sung nói như thế, thì ông cho là có tính
thiện, có tính ác. Thiện hay ác là bởi cái chất, chứ không phải bởi cái tính.
Tính bản tự nhiên, thiện, ác hữu chất

性本自然,善惡有質: Tính gốc tự

nhiên, thiện, ác có chất” (Bản tính, III). Nghĩa là tự nhiên sinh ra là tính, mà
thiện, ác là do ở cái chất của mình đã bẩm thụ tốt hay xấu. “Bẩm khí hữu
hậu bạc, cố tính hữu thiện, ác dã

禀氣有厚薄,故性有善惡也: Bẩm tính

có hậu hay bạc, cho nên tính mới có thiện hay ác” (Suất tính, II). Tính là
phần người ta tự nhiên sinh ra mà có, tuy cùng chịu một nguyên khí của trời
đất, nhưng nhiều ít khác nhau, thành ra cái chất cùng khác nhau, cho nên
mới có cái tính thiện và tính ác.
Tính thiện, tính ác không phải là không thể biến đổi đi được, nhưng khi đã
biến đổi đi rồi, thì không trở lại nguyên chất được nữa. Ví như tơ lụa có thể
nhuộm xanh thì hóa ra xanh, nhuộm đỏ thì hóa ra đỏ, mà đã nhuộm rồi thì
không trở lại được như cũ. Cái tính cũng thế, thiện biến ra ác, ác biến ra
thiện được, tùy sự giáo hóa và sự tập nhiễm của người ta. Cho nên thánh
hiền rất lấy làm lo về việc ấy. Vương Sung lấy cây cỏ bồng và tơ lụa làm thí
dụ. Ông nói rằng: “Cái tính của cây cỏ bồng thì không thẳng, cái tính của tơ
lụa thì không đen, thế mà cỏ bồng mọc ở giữa đám cây đay, không có gì
chống đỡ mà cũng thẳng; lụa trắng ngâm vào thuốc đen, không nhuộm kỹ
mà cũng đen, là bởi theo cây đay thẳng và nhiễm màu đen vậy. “Phù nhân
chi tính do bồng sa dã, tại sò tiêm nhiễm nhi thiện, ác biến hỹ

夫人之性,

猶蓬紗也: Cái tính của người ta cũng như cây cỏ bồng và tơ lụa vậy, ở sự
tiêm nhiễm mà thiện, ác biến đổi đi vậy” (Suất tính, II).
Cái tính người ta tuy thiện, ác khác nhau, nhưng có thể lấy sự giáo hóa mà
làm cho đã thiện lại thiện thêm, hoặc làm cho ác lại hóa ra thiện được. Ví
như đất tốt thì làm cho tốt thêm, hoặc đất xấu làm cho thành tốt được. Vậy
nên mới cần có sự giáo hóa của thánh hiền để nuôi cái tính thiện và sửa cái
tính ác.
Đối với sự làm về tính của người ta, có lẽ Vương Sung nói phải hơn và
đúng với nghĩa câu Khổng Tử đã nói: “Tính tương cận dã, tập tương viễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.