NHO GIÁO - Trang 356

Hỏi cái nghĩa sinh với tử là thế nào? ông nói rằng: “Sinh dĩ cứu thời, tử dĩ
minh đạo

生以捄時,死以明道: Sông để cứu thời, chết để làm cho sáng

đạo”. Hỏi thế nào là anh hùng? Ông nói rằng: “Tự tri giả anh, tự thắng giả
hùng

自知者英,自勝者雄: Người tự biết mình là anh, người tự thắng

được mình là hùng(Trung thuyết, Chu Công).
Đối với việc chính trị, thì ông cho là hay dở cốt ở người, chứ không phải ở
chế độ. Ông nói rằng: “Thông kỳ biến, thiên hạ vô tệ pháp; chấp kỳ phương,
thiên hạ vô thiện giáo. Cố viết: tồn hồ kỳ nhân

通其變天下無弊法,执其

方,天下無善教。故曰:存乎其人: Thông sự biến thì thiên hạ không có
phép bậy; cố chấp một phương pháp, thì thiên hạ không có sự giáo hóa hay.
Cho nên nói rằng: Cốt ở người” (Trung thuyết, Chu Công).
Cái học của ông lấy sự chấp trung làm gốc. Ông nói rằng: “Thiên biến vạn
hóa, ngô thường thủ trung yên

千變萬化,吾常守中焉: Nghìn biến muôn

hóa, ta thường giữ đạo trung vậy” (Trung thuyết, Chu Công). Bởi vậy đối
với cái học thuyết khác tuy ông không ưa, nhưng ông cũng không công
kích. Hỏi cái đạo trường sinh của phái thần tiên bên Đạo giáo là thế nào?
Ông nói rằng: “Nhân nghĩa không sửa, hiếu đễ không dựng, trường sinh mà
làm gì?” (Trung thuyết, Lễ nhạc). Hỏi Phật là thế nào? Ông nói rằng: “Phật
là thánh nhân vậy, nhưng đối với cái đạo của Phật thì lịch sử và phong thổ
nước Tàu không tương dung được” (Trung thuyết, Chu Công). Ông tin Nho
giáo là rất hay, cho nên một hôm ông vào chơi miếu Khổng Tử, rồi ra hát
mà nói rằng: “Lớn vậy thay! Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con,
anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vơ, là nhờ cái sức của Phu Tử
vậy” (Trung thuyết, Vương đạo).
Đại để những điều ông nói đó là quan hệ về phần hình nhi hạ, còn về phần
hình nhi thượng thì ông có ý cho tam giáo có chỗ tương đồng với nhau, cho
nên khi đọc xong thiên Hồng Phạm rồi, [ông] nói rằng: “Tam giáo ư thị hồ
khả nhất hỹ

三教於是乎可一矣: Ba tông giáo ở đây có lẽ hợp làm một

vậy” (Trung thuyết, Vấn dịch). Đó là cái ý thâm viễn của ông, mà ta nay
không có thể xét được, là những sách của ông làm ra đều mất hết cả.
Ông có công làm cho phấn chấn Nho học trong khi đạo thuật đang suy hoại
và thành tựu cho bọn hậu tiến, nên chi về sau Tống nho như Chu Hối Am,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.