NHO GIÁO - Trang 377

Người ta thận độc thì có thể theo được thiên lý mà hành động. Đã theo được
thiên lý mà hành động, thì ta là một cái vũ trụ riêng, sức tạo hóa ở ta, ta
không bị vật khác đè nén được, mà ta lại có thể tể chế được các vật.
Cái học của Thiệu Khang Tiết uyên thâm và hoằng đại như thế, thật là xứng
đáng một nhà đại triết học trong Nho giáo vậy.
Ngư tiều vấn đối. Cái tư tưởng của Thiệu Khang Tiết hiển hiện ra rất rõ ở
truyện Ngư tiều vấn đối. Ông đặt ra một chuyện vấn đáp để bàn về phần
uyên áo của tính mệnh và đạo đức như sau này:
“Ngư giả rủ cần câu, câu cá trên bờ sông Y Thủy. Tiều giả đi qua, đặt gánh
củi nghỉ vai, ngồi trên hòn đá bàn thạch mà hỏi ngư giả: “Tất là củi của ta
giúp được việc cho cá của bác, có phải không?”
Ngư giả: “Phải”.
“Ta biết rằng ta hữu dụng cho bác đó vậy”.
“Củi đợi lửa nhiên hậu mới là dụng”.
“Thế nào là dụng, có thể được nghe chăng?”.
“Dụng là nói cái cao diệu của vạn vật, có thể lấy ý mà hội, không có thể lấy
lời mà truyền. Dẫu thánh nhân cũng không thể lấy lời nói mà truyền ra
được”.
“Thánh nhân đã không thể lấy lời nối mà truyền ra được, thế thì họ Kinh
không phải là lời nói đó hay sao?”
“Thời đã qua rồi mới nói, thì nói gì mà nói!”
Hai người mới bẻ củi nướng cá, cùng nhau ăn thích mà bàn đạo Dịch.
Tiều giả: Trời nương vào đâu?”
Ngư giả: “Nương vào đất”.
“Đất phụ vào đâu?”
“Phụ vào trời”.
“Thế thì trời đất nương vào đâu, phụ vào đâu?”
“Cùng nương phụ vào nhau. Trời nương vào hình, đất nương vào khí. Cái
hình thì có bờ bến, cái khí thì không có bờ bến”.
Tiều giả: “Bác dùng đạo gì mà được cá?”
Ngư giả: “Ta dùng sáu vật là: cần trúc, dây tơ, phao nổi, đồ chìm, lưỡi câu,
mồi câu. Đủ sáu vật ấy là việc người, được cá với không được cá là việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.